Câu hỏi:

51 lượt xem
Tự luận

Bài 13 trang 82 SBT Kinh tế Pháp luật 11Gia đình ông D có 3 thành viên là cử tri tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Với lí do gia đình có nhiều việc, ông D đã quyết định bắt vợ con ở nhà làm việc để tiết kiệm thời gian, còn mình sẽ đi bầu cử hộ.

a) Theo em, quyết định của ông D có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không?

b) Trong trường hợp ông D thực hiện quyết định của mình thì hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả như thế nào?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

♦ Yêu cầu a) Quyết định của ông D vi phạm pháp luật về quyền bầu cử của công dân. Cụ thể là vi phạm các nguyên tắc bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín, khi hai thành viên khác trong gia đình không được trực tiếp bầu mà lại do người khác bầu hộ; không được trực tiếp bỏ phiếu bầu cử vào hòm phiếu.

♦ Yêu cầu b) Trong trường hợp này, ông D thực hiện quyết định của mình thì tuỳ theo mức độ, tính chất có thể bị bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 11:
Tự luận

Bài 11 trang 81 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đọc thông tin

LỜI KÊU GỌI QUỐC DÂN ĐI BỎ PHIẾU

Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.

Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.

Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.

Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử.

Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng.

Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc.

Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta.

Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do.

(Theo Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.166-167)

Quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân được thể hiện như thế nào trong Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh?


6 tháng trước 46 lượt xem