Câu hỏi:
76 lượt xemBài 16 trang 83 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận thấy mình có đủ tiêu chuẩn, anh T mong muốn được tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, vợ anh không đồng ý nên đã tìm mọi cách cản trở không cho anh được tự ứng cử.
Theo em, hành vi của vợ anh T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền ứng cử của công dân không? Hậu quả của hành vi đó là gì?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Hành vi tìm mọi cách cản trở không cho anh T được tự ứng cử của vợ anh T vi phạm quy định của pháp luật về quyền ứng cử của công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013 “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
- Tuỳ theo tính chất, mức độ theo Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, hành vi của vợ anh T có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.