Câu hỏi:
32 lượt xemGiải thích nghĩa của những từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:
a. Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
b. [...] Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
c. Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
d. [...]Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a.
- “Tiên triều”: đời trước
- “Hàn sĩ”: học trò
b.
- “Khoan dung”: lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải.
- “Hiếu sinh”: quý trọng sinh mệnh, tránh những hành động gây hại đến sự sống muôn loài.
c.
- “Nghĩa khí”: chí khí của người hay làm việc nghĩa.
d.
- “Hoài bão tung hoành”: ấp ủ trong lòng những điều lớn lao, tốt đẹp, mạnh mẽ.