Câu hỏi:
34 lượt xemNêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và đề tài đã thực hành trong học kì I theo bảng gợi ý sau:
STT |
Kiểu bài viết |
Yêu cầu của kiểu bài |
Đề tài đã thực hành viết |
|
|
|
|
Lời giải
Hướng dẫn giải:
STT |
Kiểu bài viết |
Yêu cầu của kiểu bài |
Đề tài đã thực hành viết |
1 |
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) |
- Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa. - Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…). - Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc…). - Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi. - Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết. |
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) đáng nhớ nhất.
|
2 |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thât ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) |
- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ…); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ. - Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ. - Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ…);…). - Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. |
Phân tích bài thơ “Thu điếu” Nguyễn Khuyến.
|
3 |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) |
- Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến. - Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết. - Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết. - Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động. |
Trách nhiệm của học sinh đối với quê hương, đất nước.
|
4 |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) |
- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ. - Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề. - Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ. - Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ. |
Phân tích bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh. |
5 |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) |
- Nêu được vấn đề nghị luận. - Làm rõ vấn đề nghị luận (giải thích vấn đề đời sống được bàn luận). - Trình bày được ý kiến phê phán của người viết, nêu rõ lí lẽ và bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở. - Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết. |
Nghị luận về lối sống ích kỉ |
Xem lại năm bài học ở học kì I, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau:
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Loại, thể loại |
Đặc điểm nổi bật |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
|
|
|
|
|
|
Lập bảng so sánh đặc điểm các thể loại theo mẫu sau (làm vào vở):
Thể loại |
Những điểm giống nhau |
Những điểm khác nhau |
Hài kịch |
|
|
Truyện cười |
|
|
Thơ trào phúng |
|
Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I.
STT |
Nội dung tiếng Việt |
Khái niệm cần nắm vững |
Dạng bài tập thực hành |
|
|
|
|
Dựa vào đâu để có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình?
Những hình ảnh nào trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà?
Đọc các chú thích trong văn bản, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả?