Câu hỏi:

26 lượt xem
Tự luận

Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ sau: 

a. 

- Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận,

Xét lại cho tường tận kẻo mà ...

(La Phông- ten, Chó sói và chiên con) 

b. 

- Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là

Mày còn nói xấu ta năm ngoái ...

(La Phông- ten, Chó sói và chiên con) 

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a. Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng của chiên con vì sợ sói.

b. Dấu chấm lửng thể hiện cho lời nói ngắt quãng của sói khi đổ tội cho chiên con.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 5:
Tự luận

Cách sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn trích dưới đây, có gì giống và khác với cách sử dụng loại dấu câu này ở trường hợp a  b, bài tập 4?

a. Thế là tôi lại lặp trò chơi cho đến khi chú phải thốt lên: 

- Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần!

[ ...]

 Thằng Tý hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch ni- lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn. 

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) 

b. Con gà mái cứ vào tầm này là nó đẻ xong. Nó bay khỏi ổ, chạy xuống đất tác ầm lên, cả xóm nghe tiếng: “Vừa đau vừa rát”. Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi dỗ gà mái. Nó vừa mổ mồi nó vừa “cục ...cục” ra vẻ thương gà mái. Hai con vịt bầu thì phớt lờ, vừa đủng đỉnh mang cái thân nặng nề, vừa toáng lên: “mặc ...mặc ...”, rồi chúng nhảy xuống vũng bùn bên vại nước, vẩy đục ngầu lên, không thấy mồi, chúng húc tung cả bãi húng dũi. 

[ ...]

 Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào. 

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) 


4 tháng trước 31 lượt xem