Câu hỏi:

58 lượt xem
Tự luận

Nêu ít nhất hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tuỳ bút và tản văn (minh hoạ bằng dẫn chứng lấy từ tác phẩm đã học, đã đọc).

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tuỳ bút và tản văn là:

* Tương đồng:

- Thuộc thể loại văn xuôi tự sự và trữ tình.  

- Đều được viết lại thông qua việc chứng kiến hoặc trải qua cảm xúc của tác giả.

+ Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông: Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ […] sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.

+ Văn bản: Trăng sáng trên đầm sen: “Mấy hôm nay cảm thấy trong lòng bồn chồn không yên. […] Tôi liền nhè nhẹ khoác chiếc áo lên mình, khép cửa đi ra ngoài.

* Khác biệt:

- Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn còn tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang nét phóng túng nhưng phóng túng này mang đậm cái tôi của nhà văn. Đòi hỏi tác giả phải trải qua hành trình dài, thậm chí là gian nan, vất vả để cho ra một tác phẩm tùy bút hay.

+ Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc thể tùy bút, nội dung được ghi chép, miêu tả thông qua những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát chứng kiến, chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật.

+ Văn bản: Trăng sáng trên đầm sen với nội dung là văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, nghị luận…), chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật. → Tản văn. Vì tản văn là thể loại văn xuôi mà ở đó, người viết bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:
Tự luận

Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nổi tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

 

A. THỂ LOẠI/ KIỀU VĂN BẢN

 

 

 

B. ĐẶC ĐIỂM

 

 

 

 

Tuỳ bút/ tản văn

 

 

 

lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

 

 

 

không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc.

 

Văn bản nghị luận

 

 

 

thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận...

 

Truyện thơ dân gian

 

 

 

 

có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí.

 

Truyện thơ Nôm

 

 

 

sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...)

 

 

 

 

 

Văn bản thông tin tổng hợp

 

 

 

thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

 

 

 

có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.

 

Bi kịch

 

 

 

Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.


5 tháng trước 34 lượt xem