Câu hỏi:

43 lượt xem
Tự luận

Nêu và phân tích các cách hiểu có thể có về những câu thơ sau, từ đó cho biết các câu thơ ấy có mắc lỗi câu mơ hổ hay không.

- Anh mang tình em đi

Qua những đèo lẻ nắng

Những sông trưa không đò

Những đường mưa ngẩn trắng

(Lê Đạt, Sáng soi)

- Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)

- Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan?

(Quang Dũng, Mắt người Sơn Tây)

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- Anh mang tình em đi

Qua những đèo lẻ nắng

Những sông trưa không đò

Những đường mưa ngẩn trắng

(Lê Đạt, Sáng soi)

Phân tích cách hiểu:

Anh đem tình cảm của em bên mình, qua mọi chặng đường để luôn cảm nhận được tình cảm của em (tích cực)

=> không mắc lỗi mơ hồ

- Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)

Phân tích cách hiểu:

Hình ảnh trong hai câu thơ là một hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ một sự việc thực: Kẻ thù sau khi bắn nhà thơ đã vứt xác anh xuống giếng để phi tang. Nếu sử dụng bút pháp hiện thực thì mới chỉ nói lên một sự thực tàn bạo đê hèn của lũ phát xít và những đau thương của người nghệ sĩ Lor -ca, nhưng với bút pháp siêu thực Thanh Thảo đã nói được nhiều hơn: Tình thương, sụ cao khiết, sự tỏa sáng của tinh thần Lor -ca. “Nước mắt vầng trăng” là nước mắt thương tiếc vầng trăng (hình ảnh ẩn dụ chỉ Lor -ca), cũng còn có thể là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng.

=> Không mắc lỗi mơ hồ

- Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan?

(Quang Dũng, Mắt người Sơn Tây)

Phân tích cách hiểu:

Lấy hình ảnh đất đá ong để hình tượng hóa sự đau khổ của của người con gái trong tình yêu. Thể hiện sự đa nghĩa, sức sáng tạo của nhà văn.

=> Không mắc lỗi mơ hồ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ