Câu hỏi:

54 lượt xem
Tự luận

Bài 17 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 11Nhà trường triển khai các phong trào giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng vật liệu có thể tái chế làm đồ dùng học tập,... Tuy nhiên, một số học sinh khác vẫn duy trì thói quen sử dụng đồ bằng nhựa dùng một lần, mua các đồ ăn vặt không đảm bảo, đồ chơi không lành mạnh, chi tiêu lãng phí.

a) Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của các học sinh trong trường hợp trên?

b) Nếu là bạn của các học sinh đó, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào để các bạn thay đổi hành vi tiêu dùng của mình?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

♦ Yêu cầu a) Em không đồng tình với việc làm của các học sinh trong trường hợp trên, vì:

+ Việc sử dụng đồ bằng nhựa dùng một lần sẽ gây tác hại lớn đối với môi trường sinh thái

+ Việc mua các đồ ăn vặt không đảm bảo, đồ chơi không lành mạnh vừa gây tốn kém chi phí vừa ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bản thân.

♦ Yêu cầu b) Nếu là bạn của các học sinh đó, em sẽ đưa ra lời khuyên: các bạn nên thay đổi thói quen tiêu dùng của mình trong đó nên chú tróng đến yếu tố “xanh” (thân thiện với môi trường” và tính “an toàn”, “hợp lí”.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 11:
Tự luận

Bài 11 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đọc thông tin

Văn hoá tiêu dùng Việt Nam do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra, là kết quả của quá trình tồn tại và thích nghi với môi trường sống trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử. Trong xã hội truyền thống, thói quen mua sắm tại chợ truyền thống với phương châm “Ăn chắc mặc bền”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” được thể hiện rõ nét. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Đặc điểm tiêu dùng Việt Nam xưa và nay vẫn thể hiện lối sống tiết kiệm, ưa thích sự tiện lợi (về khoảng cách, không phải đi chợ quá xa, dễ dàng thanh toán,...), có thể lựa chọn, trả giá sản phẩm,...

Trong xã hội hiện đại, người tiêu dùng Việt đã có những thay đổi trong văn hoá tiêu dùng, thể hiện ở việc: người tiêu dùng có trách nhiệm khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ, biết bảo vệ lợi ích của xã hội, thực hiện trách nhiệm tiêu dùng bền vững; tiêu dùng thông minh khi ra quyết định chi tiêu trong từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh những đặc điểm chung, trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng, giá trị, chuẩn mực và phong cách tiêu dùng riêng. Văn hoá tiêu dùng của mỗi vùng miền, dân tộc có đặc trưng riêng, từ quan niệm sống, đến phong tục, tập quán cũng như trong việc tiêu dùng những sản phẩm thông thường.

Em hãy kể tên các đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập ở thông tin trên.


8 tháng trước 56 lượt xem