Câu hỏi:
48 lượt xemNhững yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Điểm tương đồng của thơ hai – cư và thơ Đường luật chính là sự ngắn gọn, hàm súc của hai thể thơ này. Thơ hai-cư được mệnh danh là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Đặc biệt hơn, cả hai thể thơ đều thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ từ ba đến bảy chữ tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng và từ cảnh thiên nhiên gợi lên những rung động, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhà thơ Ba-sô, một thi sĩ nổi tiếng của văn học Nhật Bản đã viết ra bài thơ hai-cư miêu tả hình ảnh sợi dây gàu bên giếng hay hình ảnh con ốc sên trèo núi Fu - ji. Hình ảnh tuy giản dị nhưng lại gửi gắm trong đó tâm trạng nhà thơ. Ngoài ra còn đem đến cho người đọc nhiều triết lý về cuộc sống vô cùng sâu sắc. Còn thơ Đường luật cũng là thể thơ ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Từ cảnh thiên nhiên mùa thu cùng với cảnh sinh hoạt làng quê chuẩn bị đón đông đến, người đọc cũng cảm nhận được nỗi niềm thương nhớ quê hương và nỗi mong nhớ được về thăm quê của tác giả. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau những điểm tương đồng của chúng đều là tả cảnh thiên nhiên để gợi nên nhiều nỗi niềm.