Câu hỏi:
21 lượt xemPhân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:
a) Với Nam Việt Để Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”. lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ('thành Tô Lịch'), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).
(Trần Quốc Vượng)
b) Cùng với màu sắc là “hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều “hình bóng”. Bài 'Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bóng mà': “Nước non muốn quý ngàn yêu / Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang'. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo” ('Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ'. Tố Hữu không quên: 'Đêm đêm chó sủa... làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn', 'Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non', Ông xót xa: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi - Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi' ('Thơ Tố Hữu', trang 268).
(Là Nguyên)
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a) Kiểu trích dẫn: trực tiếp bởi các từ trích dẫn được đặt trong dấu ngặc kép
Chú thích: chú thích chính văn bởi những chú thích đều được đặt trong dấu ngoặc đơn.
→ Mang tính cụ thể, tạo sự đáng tin cậy cho người đọc.
b) Kiểu trích dẫn: trực tiếp bởi những từ trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép
Chú thích: chú thích chính văn bởi những câu thơ đều được đặt trong ngoặc kép và dấu gạch chéo để biểu thị cách dòng.
→ Mang tính chân thực, làm phong phú, đa dạng ngôn từ.