Câu hỏi:
71 lượt xemCâu hỏi trang 7 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc những thể loại nào thuộc văn bản văn học? Những thể loại nào chưa được học ở lớp 6? Chỉ ra nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn đọc các thể loại thuộc văn bản văn học: truyện gồm có tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngụ ngôn, tục ngữ; thơ bốn, năm chữ; kí gồm có tùy bút, tản văn.
- Những thể loại chưa được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 là: truyện ngụ ngôn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng, tùy bút, tản văn.
- Nội dung chính của các văn bản được học trong mỗi thể loại: Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn Giỏi kể về một nhân vật đặc sắc – Võ Tòng. Văn bản Dọc đường xứ Nghệ (trích Búp sen xanh của Sơn Tùng) kể chuyện về thời thơ ấu của Bác Hồ. Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An – phông – xơ Đô – đê viết về buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi vùng quê của chú bé Phrăng bị nhập vào nước Phổ. Văn bản Bố của Xi – mông - một truyện ngắn của nhà văn Guy – đơ Mô – pa – xăng viết về tình yêu thương, lòng thông cảm và sự vị tha,..Văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) của Giuyn Véc – nơ viết về trận chiến ác liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Văn bản Chất làm gỉ của Rây Brét-bơ-ry kể về một viên trung sĩ chế ra “chất làm gỉ” có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh. Văn bản Nhật trình Sol (trích tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa) của En-đi Uya ghi lại tình huống bất ngờ, éo le cảu viên phi công vũ trụ trong một lần lên sa hỏa. Ở văn bản Một trăm dặm dưới mặt đất (trích tiểu thuyết Cuộc du hành vào lòng đất), Giuyn Véc-nơ kể về cuộc phiêu lưu thú vi của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất.
Truyện Ếch ngồi đáy giếng kể về một con ếch đã kém hiểu biết lại tự kiêu, tự phụ; Đẽo cày giữa đường kể chuyện người thợ mộc luôn làm theo ý người khác; câu chuyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân của Ê-dốp kể về cuộc so bì giữa Tay, Chân, Miệng, Răng với Bụng dẫn đến kết cục xấu. Truyện Thầy bói xem voi chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói dẫn đến việc nhìn nhận và đánh giá sự vật một cách phiến diện…
Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai viết về những xúc động bâng khuâng khi tác giả nghĩ về người mẹ. Bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên kể chuyện ông đồ viết chữ Nho, qua đó, thể hiện tâm trạng buồn bã, xót xa, thảng thốt của cả một thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên. Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ghi lại tâm sự giản dị mà thật xúc động của tác giả khi nghe “tiếng gà trưa”. Với bài thơ Một mình trong mưa, Đỗ Bạch Mai đã mượn hình ảnh con cò để thể hiện nỗi lòng của người mẹ vất vả nuôi con. Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông ghi lại tình cảm cha con sâu nặng khi đứng trước biển cả. Bài Mây và sóng của Ra-bin-đra-nát Ta-go ca ngợi tình mẹ con sâu nặng, xúc động. Bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm nói về tâm trạng xót xa, lo lắng khi tác giả nghĩ về người mẹ già. Bài Ngày mai con đi của Lò Cao Nhum là lời tâm sự chân tình và sâu lắng của người cha miền cao khi tiễn con xuống núi.
Văn bản Cây tre Việt Nam của Thép mới là những dòng văn xuôi đầy chất thơ bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về hình ảnh cây tre - loài cây biểu tượng cho con người Việt Nam. Văn bản Trưa tha hương của Trần Cư ghi lại nỗi nhớ quê nhà da diết khi tác giả bất ngờ nghe được tiếng ru con xứ Bắc trên đất khách quê người. Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương viết về sự hi sinh thầm lặng lớn lao của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Văn bản Tiếng chim trong thành phố của tác giả Đỗ Phấn ghi lại những kỉ niệm đẹp một thời của thành phố Hà Nội.