Câu hỏi:

39 lượt xem
Tự luận

Bài 15 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, khi tổng cầu lại tăng đột biến, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350 000 tỉ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan toả vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế,... làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 và 2023.

Để kiềm chế và kiểm soát lạm phát, giải pháp là cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định không hợp lí, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát. Cần đa dạng hoá nguồn cung, bảo đảm nguồn cung của từng nhóm nguyên, vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường,

(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)

a) Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát được đề cập ở thông tin trên.

b) Em hãy kể tên các giải pháp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát được thể hiện ở thông tin trên. Cho biết ý nghĩa của mỗi giải pháp đó đối với việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

♦ Yêu cầu a)

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do cầu kéo.

♦ Yêu cầu b)

Giải pháp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát:

- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lí.

- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung.

- Đa dạng hoá nguồn cung, bảo đảm nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường.