Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 6: Lạm phát
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 6: Lạm phát sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 6 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 6: Lạm phát
Bài 1 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khái niệm lạm phát?\
A. Lạm phát là tình trạng mức giá của một hàng hoá tăng lên do sự gia tăng của nhu cầu.
B. Lạm phát là tình trạng mức giá của một hàng hoá giảm xuống do cung hàng hoá lớn hơn cầu hàng hoá.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
Bài 2 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát được phân chia thành những loại nào dưới đây?
A. Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.
B. Lạm phát thấp, lạm phát trung bình, lạm phát cao.
C. Lạm phát ngắn hạn, lạm phát trung hạn, lạm phát dài hạn.
D. Lạm phát bình thường, lạm phát kinh niên, lạm phát nghiêm trọng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.
A. Là lạm phát một con số (dưới 10% hằng năm).
B. Là lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.
C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền vẫn khá ổn định.
D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nhanh chóng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Lạm phát vừa phải (0% < tỉ lệ lạm phát < 10%): Giá trị đồng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.
- Trong tình trạng lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá nhanh chóng.
Bài 4 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát phi mã?
A. Là lạm phát 2 - 3 con số (10% − <1000% hằng năm).
B. Là lạm phát gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.
C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền mất giá nhanh chóng.
D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nghiêm trọng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Lạm phát phi mã (10% ≤ tỉ lệ lạm phát < 1000%): Đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.
- Trong tình trạng siêu lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trọng.
Bài 5 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về siêu lạm phát?
A. Là loại lạm phát với tỉ lệ ≥ 100%, đồng tiền mất giá nhanh chóng, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Siêu lạm phát (tỉ lệ lạm phát ≥ 1 000%). Đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.
Bài 6 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân của lạm phát?
B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
C. Tổng cầu của nền kinh tế giảm làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. Chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Lạm phát xuất hiện do những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do cầu kéo).
+ Chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do chi phí đẩy).
Bài 7 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát do cầu kéo là lạm phát xảy ra khi
A. tổng cầu của nền kinh tế giảm làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
B. tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Lạm phát do cầu kéo là lạm phát xảy ra khi tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Bài 8 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi:
A. chi phí sản xuất giảm làm cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
B. chi phí sản xuất giữ nguyên làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
C. chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. chi phí sản xuất thay đổi cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi: chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Bài 9 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về hậu quả của lạm phát?
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Lạm phát gây ra những hậu quả tiêu cực cả về kinh tế và xã hội:
+ Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa (tốc độ tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ không đồng đều, việc tăng giá và tăng tiền lương không diễn ra đồng thời,...), từ đó làm thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.
+ Lạm phát làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lý (có lợi cho người đi vay, gây thiệt hại cho người cho vay; làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; gia tăng phân hoá giàu - nghèo,...).
Bài 10 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do cầu kéo?
C. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
D. Kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Những biện pháp để kiềm chiế và kiểm soát lạm phát do cầu kéo là: giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,...
Bài 11 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do chi phí đẩy?
A. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.
C. Cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Những biện pháp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát do chi phí đẩy là: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,...
Bài 12 trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin, quan sát biểu đồ
a) Dựa trên tỉ lệ lạm phát của các quốc gia được thể hiện qua biểu đồ, em hãy sắp xếp các quốc gia đó vào các nhóm: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã.
b) Em hãy cho biết hậu quả của mỗi loại lạm phát đó đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
- Nhóm các nước trong tình trạng lạm phát vừa phải, gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Ôxtrâylia; Pháp, Tây Ban Nha, Mĩ, Canađa, Mêxicô, Pêru, Braxin, Bolivia, Nauy,…
- Nhóm các nước trong tình trạng lạm phát phi mã: Nga, Mông Cổ, Lào, Mi-an-ma, Sri Lanca, Iran, Thổ Nhĩ Kì, Zimbabwe, Lebanon, Venezuela, Áo, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Argentina. Sudan,…
♦ Yêu cầu b) Hậu quả:
- Lạm phát vừa phải là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.
Bài 13 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cuối năm 2022, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam do kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỉ lệ 37% chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế. Khi nguyên, vật liệu đầu vào tăng là yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong những tháng cuối năm.
(Theo Bảo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)
Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến áp lực lạm phát được đề cập ở thông tin trên.
Lời giải:
- Nguyên nhân nào dẫn đến áp lực lạm phát là do chi phí đẩy (giá nguyên liệu, vật liệu tăng).
Bài 14 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, đặc biệt xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình. Theo tính toán của cơ quan chức năng, khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%.
(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)
Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát được đề cập ở thông tin trên.\
Lời giải:
- Nguyên nhân nào dẫn đến áp lực lạm phát là do chi phí đẩy (giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, đặc biệt là xăng dầu).
(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)
a) Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát được đề cập ở thông tin trên.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do cầu kéo.
♦ Yêu cầu b)
Giải pháp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lí.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung.
- Đa dạng hoá nguồn cung, bảo đảm nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường.
Bài 16 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tháng 10/1944, tỉ lệ lạm phát hằng tháng của Hy Lạp lên tới 13 800% và hằng ngày là 10,9%. Năm 1944, mệnh giá lớn nhất của đồng drachma Hy Lạp là 100 nghìn tỉ. Chính phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng drachma cũ sang đồng tiền mới với tỉ lệ 50 tỉ : 1. Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã đẩy Hy Lạp vào tình trạng nợ nần chồng chất bởi Chính phủ nước này đã không ngừng in tiền để trang trải cho những khoản chi phí. Nền kinh tế Hy Lạp đình trệ, khiến người dân mất lòng tin vào tiền tệ và thậm chí ngân hàng trung ương nước này còn phát hành đồng xu franc vàng.
(Theo Báo điện tử Dân trí, ngày 23/10/2011)
a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến loại lạm phát nào diễn ra tại Hy Lạp trong giai đoạn 1943 - 1946.
b) Em hãy cho biết hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế Hy Lạp trong giai đoạn đó.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
Thông tin trên đề cập đến siêu lạm phát ở Hy Lạp trong giai đoạn 1943 - 1946 (tỉ lệ lạm phát hằng tháng lên tới 13 800% và hằng ngày là 10,9%).
♦ Yêu cầu b)
Hậu quả đối với nền kinh tế Hy Lạp: Nền kinh tế rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, đình trệ, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng,.
(Theo Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 01/7/2022)
b) Em hãy đưa ra một số giải pháp để giúp người dân có thể thích ứng và vượt qua thời kì “bão giá”.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
Lạm phát đã làm cho đời sống của người dân bị ảnh hưởng lớn, khi giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng, trong khi thu nhập không đổi hoặc tăng chậm thì mức sống của người dân sẽ bị giảm đi, chi phí sinh hoạt tăng lên, tỉ lệ tiết kiệm giảm,...
♦ Yêu cầu b)
Để thích ứng và vượt qua thời kì “bão giá”, người tiêu dùng nên kiểm soát chi tiêu, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, lựa chọn cách tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông minh, chi tiêu theo kế hoạch,...
Bài 18 trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc trường hợp
a) Em hãy nhận xét việc làm của các đối tượng trên.
b) Em sẽ lên án các hành vi đó như thế nào?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
Đầu cơ tích trữ dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, khiến cho hiện tượng cung không đủ cầu ngoài việc người tiêu dùng phải chấp nhận mua hàng hoá cao gấp nhiều lần so với bình thường dẫn tới tình trạng gây rối mất trật tự do việc tranh giành mua hàng hoá gây ra.
♦ Yêu cầu b)
Khi phát hiện hành vi đầu cơ tích trữ hàng hóa, em nên: thu thập thông tin, chứng cứ rồi trình báo sự việc với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Bài 19 trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Với vai trò là người tiêu dùng, em hãy liệt kê các biện pháp để thích ứng với nền kinh tế trong thời kì lạm phát.
Lời giải:
- Một số giải pháp thích ứng với nền kinh tế trong thời kì lạm phát:
+ Chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
+ Gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết => một trong những biện pháp kiềm chế của nhà nước là tăng lãi suất => người dân gửi tiền tiết kiệm sẽ được lợi)
+ Chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng/ sản phẩm có chất lượng tương đương nhưng giá cả thấp hơn so với mặt hàng mình cần mua.
Bài 20 trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Là công dân - học sinh, em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm kiểm soát và kiềm chế lạm phát?
Lời giải:
- Trách nhiệm của công dân:
+ Chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
+ Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.