Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 12 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài 1 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và lấy ví dụ tương ứng với mỗi lĩnh vực theo gợi ý sau:
Lời giải:
Lĩnh vực |
Quy định của pháp luật |
Ví dụ |
Chính trị |
Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước. |
Theo Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14, cần đảm bảo tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. |
Kinh tế |
Các dân tộc có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế. |
Quyết định số 135/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. |
Văn hoá |
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; |
Nhà nước thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy nhằm bảo đảm quyền bình đẳng và tự do phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc; giữ gìn bản sắc văn hóa đa dạng, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. |
Giáo dục |
Các dân tộc có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục. |
Chính sách cộng điểm ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số. |
Bài 2 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:
b) Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?
A. Các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm.
B. Các dân tộc được tham gia vào bộ máy nhà nước.
C. Các dân tộc được sử dụng ngôn ngữ của mình.
D. Các dân tộc có cơ hội lựa chọn hình thức học tập
c) Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá được hiểu là các dân tộc đều có
A. nghĩa vụ dùng chung một ngôn ngữ.
B. quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
C. chung lãnh thổ, điều kiện phát triển.
D. chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
A. có trách nhiệm thực hiện quyền của các dân tộc khác.
B. có trách nhiệm tuân thủ quyền của các dân tộc khác.
C. có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các dân tộc khác.
D. có nghĩa vụ chia sẻ quyền của các dân tộc khác.
e) Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số.
B. Dân tộc đa số giúp đỡ các dân tộc thiểu số.
C. Dân tộc đa số tôn trọng các dân tộc thiểu số.
D. Dân tộc đa số đoàn kết với các dân tộc thiểu số.
Lời giải:
- Câu hỏi a) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi b) Đáp án đúng là: A
- Câu hỏi c) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi d) Đáp án đúng là: C
- Câu hỏi e) Đáp án đúng là: A
Bài 3 trang 68 SBT Kinh tế Pháp luật 11:Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
Lời giải:
- Nhận định A. Đồng tình. Khoản 2 Điều 5 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
- Nhận định B. Không đồng tình, vì: Đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau trong lựa chọn việc làm là nội dung của quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế.
- Nhận định C. Đồng tình, vì: đó là quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, y tế
- Nhận định D. Không đồng tình, vì: trong thực tế xã hội vẫn còn tồn tại một số hành vi vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ: hành vi phân biệt, kì thì giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số,…
- Nhận định E. Không đồng tình, vì: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế góp phần tạo điều kiện để mọi cá nhân có thể tham gia xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước; góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc;…
Bài 4 trang 68 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:
c) Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại điều gì cho đời sống các dân tộc?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
- Hình ảnh 1 và 2: bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị.
- Nhóm 6 hình ảnh nhỏ: bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa và giáo dục
♦ Yêu cầu b) Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cụ thể:
+ Về chính trị: Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước.
+ Về kinh tế: Các dân tộc có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.
+ Về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.
♦ Yêu cầu c) Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc; củng cố, phát huy truyền thống dân tộc.
Bài 5 trang 68 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu ít nhất 5 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và lấy ví dụ tương ứng với các quy định đó theo gợi ý sau:
Lời giải:
Quy định của pháp luật |
Ví dụ |
Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, chấp hành pháp luật, tôn trọng lẫn nhau. |
Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí |
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo; sở hữu tài sản hợp pháp; thực hiện quan hệ đối ngoại;... theo quy định của pháp luật. |
Ở Việt Nam, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật bị ngăn cấm. |
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo. |
Đến năm 2018, ở Việt Nam đã có trên 26 triệu tín đồ thuộc 16 tôn giáo khác nhau. |
Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc. |
Hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 331 Bộ Luật hình sự) |
Mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau |
Mọi công dân cần tôn trọng lễ hội, lễ nghi, nơi thờ tự của các tôn giáo, tín ngưỡng; không bài xích, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau,... |
Bài 6 trang 69 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:
A. Các tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo mới có quyền tự do tín ngưỡng.
B. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.
C. Việc giới hạn quyền tự do tín ngưỡng của các tôn giáo có số lượng tín đồ ít.
D. Chỉ áp dụng quyền tự do tín ngưỡng cho các tôn giáo có sự ủng hộ của Nhà nước.
A. Giảm xung đột và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.
B. Tạo ra sự đoàn kết và hỗ trợ giữa các tôn giáo
C. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mọi người.
D. Tạo sự phát triển đồng đều cho tất cả mọi người.
c) Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. tôn giáo nào được Nhà nước công nhận sẽ được hưởng quyền nhiều hơn.
B. các tôn giáo khác nhau chỉ bình đẳng khi được thực hiện nghi lễ của mình.
C. mọi tôn giáo đều được công nhận và được bảo vệ quyền thực hành tôn giáo.
D. tất cả các tôn giáo sẽ được tự do thực hành nghi lễ và giáo lí của mình.
d) Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo nghĩa là làm cách nào để
A. tạo ra sự kính trọng và tôn trọng giữa các tôn giáo.
B. tạo ra sự cạnh tranh và đối đầu giữa các tôn giáo.
C. không ảnh hưởng đến việc xây dựng xã hội văn minh.
D. làm giảm sự tụt hậu và bảo thủ trong các tôn giáo.
Lời giải:
- Câu hỏi a) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi b) Đáp án đúng là: D
- Câu hỏi c) Đáp án đúng là: C
- Câu hỏi d) Đáp án đúng là: A
Bài 7 trang 70 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
D. Các tôn giáo nhỏ cần chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn các tôn giáo lớn.
E. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là vấn đề riêng tư của cá nhân.
Lời giải:
- Đồng tình với các nhận định: A, B, C, E. Vì: những nhận định này phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Không đồng tình với nhận định: D vì: theo quy định của pháp luật, các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.
Bài 8 trang 71 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
1. ĐỒNG BÀO KINH CŨNG NHƯ ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ KHÁC ĐỀU LÀ CON MỘT NHÀ
2. THỰC TIỄN SINH ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Lời giải:
♦ Trả lời câu hỏi ở thông tin 1:
- Yêu cầu a) Biểu hiện cụ thể của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong luận điểm của Bác Hồ:
+ Dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lý nhà nước và xã hội (“Giang sơn là giang sơn chung, Chính phủ là Chính phủ chung”)
+ Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển (“Chúng ta là con một nhà, dân tộc Việt Nam là đại gia đình, chúng ta no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau, hạnh phúc cùng nhau hưởng, hoạn nạn gian nan cùng nhau chia sẻ”).
- Yêu cầu b) Những luận điểm của Bác về vấn đề dân tộc có ý nghĩa quan trọng, góp phaand định hướng trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc hiện nay. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn tám thập kỷ qua chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
♦ Trả lời câu hỏi ở thông tin 2:
- Yêu cầu a)
+ Đặc điểm và hoạt động của các tôn giáo có trong thông tin: các tôn giáo đều bình đẳng và được pháp luật bảo hộ.
+ Biểu hiện cụ thể: các tổ chức tôn giáo đã đăng kí được pháp luật bảo hộ, được tự do hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, sửa chữa và xây dựng cơ sở thờ tự theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu b) Quan điểm cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo được hoạt động và phát triển.
Bài 9 trang 73 SBT Kinh tế Pháp luật 11:Emhãy xử lí các tình huống sau:
a) Em nhận xét như thế nào về thắc mắc của bạn T trong tình huống trên?
Lời giải:
♦ Xử lí tình huống 1:
- Yêu cầu a) Thắc mắc của bạn T trong tình huống trên cho thất: bạn T đã quan tâm tìm hiểu việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
- Yêu cầu b) Giải thích: Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em. => Do đó, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.
♦ Xử lí tình huống 2:
- Yêu cầu a)
+ Chị M có quyền chuyển sang theo tôn giáo mới
+ Pháp luật Việt Nam quy định: mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo bất kì một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Yêu cầu b)
+ Băn khoăn, lo lắng của bố mẹ chị M là chính đáng, xuất phát từ tình yêu thương dành cho con cái. Tuy nhiên, những băn khoăn này cũng phần nào thể hiện bố mẹ chị M chưa có sự tìm hiểu kĩ lưỡng quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
+ Nếu là người thân trong gia đình chị M, em sẽ khuyên bố mẹ chị M không nên lo lắng, vì theo quy định của pháp luật: không một ai bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.
♦ Xử lí tình huống 3:
- Nhận xét:
+ Hành vi của hai bạn A và B đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
+ Hành vi của bạn S đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Em sẽ khuyên hai bạn A và B: chấm dứt các hành động và lời nói mang tính kì thị, chê bai phong tục, tập quán của một số dân tộc khác. Vì: theo quy định của pháp luật: các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng
♦ Xử lí tình huống 4:
- Tuyên bố của ông B là không đúng, cho thấy ông B chưa tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
- Nếu được tham gia cuộc họp đó, em sẽ: đồng tình với ý kiến của chị D, yêu cầu anh Q chấm dứt hành vi lôi kéo người dân trong khu phố tham gia tôn giáo mới, vì: hành vi mua chuộc, lôi kéo người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi vi phạm pháp luật (khoản 2 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).
Bài 10 trang 74 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy thiết kế một phiếu hỏi (khoảng 10 câu hỏi) để khảo sát tình hình thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở nơi em đang cư trú.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Câu 1. Có những tôn giáo nào đang hoạt động tại địa bàn huyện ………?
Câu 2. Tại huyện ……, tôn giáo nào có số lượng tín đồ nhiều nhất? tôn giáo nào có số lượng tín đồ ít nhất?
Câu 3. Tại huyện ……, các hoạt động thực hành tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cư dân trên địa bàn?
Câu 4. Nêu đặc điểm và hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn huyện …….
Câu 5. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đó đã được thực hiện như thế nào?
Câu 6. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa như thế nào?