Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 11 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Bài 1 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về bình đẳng giới tương ứng với mỗi lĩnh vực theo bảng sau:
Lời giải:
Lĩnh vực |
Quy định của pháp luật |
Chính trị |
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức. 2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. |
Kinh tế |
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. |
Lao động |
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; 2. Nam, nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. |
Giáo dục |
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. |
Y tế |
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế 2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. |
Văn hoá |
1. Nam, nữ được bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao 2. Nam, nữ được bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. |
Khoa học và công nghệ |
1. Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ 2. Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế. |
Hôn nhân và gia đình |
1. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; 2. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. |
Bài 2 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:
A. Nữ chỉ cần có một người đại diện là được.
B. Cần đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu.
C. Tỉ lệ nữ phải bằng với tỉ lệ nam.
D. Tỉ lệ nữ nhất định phải nhiều hơn nam.
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.
C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.
D. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.
e) Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội?
A. Đảm bảo công bằng và nhân văn cho mọi thành viên trong xã hội.
B. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nam và nữ trong mọi lĩnh vực.
C. Đảm bảo quyền lợi và cơ hội cho các giới tính khác nhau.
D. Đảm bảo giới hạn về quyền lợi của nữ trong mọi lĩnh vực.
g) Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục?
A. Đảm bảo nam, nữ có cơ hội như nhau trong học tập và đào tạo.
B. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.
C. Nữ cán bộ mang theo con nhỏ khi tham gia đào tạo được hỗ trợ theo quy định.
D. Việc tiếp cận, hưởng thụ chính sách về nghiệp vụ bình đẳng giữa nam và nữ.
h) Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá?
A. Sáng tác, lưu hành, các tác phẩm tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới.
B. Cản trở sáng tác và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ vì định kiến giới.
C. Phê bình những sáng tác, hoạt động có nội dung tuyên truyền định kiến giới.
D. Thực hiện những tập tục mang tính phân biệt đối xử giới dưới mọi hình thức.
Lời giải:
- Câu hỏi a) Đáp án đúng là: A
- Câu hỏi b) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi c) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi d) Đáp án đúng là: C
- Câu hỏi e) Đáp án đúng là: D
- Câu hỏi g) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi h) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi i) Đáp án đúng là: C
Bài 3 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
Lời giải:
- Nhận định A. Không đồng tình, vì: pháp luật bảo vệ sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, do đặc điểm về thể chất, sức khỏe, nên có một số quy định riêng đối với lao động nữ (ví dụ: chế độ thai sản,…) – đây là một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
- Nhận định B. Đồng tình. Vì: Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
- Nhận định C. Đồng tình. Vì: một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; đảm bảo tỉ lệ nữ thíc đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước,…
- Nhận định D. Không đồng tình, vì: theo quy định của pháp luật: nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.
- Nhận định E. Không đồng tình, vì: cần đảm bảo thực hiện bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ riêng lĩnh vực chính trị.
Bài 4 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc câu chuyện
a) Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của Hải?
b) Em hãy viết ra ít nhất 3 điều em mong muốn, nếu là học sinh của lớp 11C.
Lời giải:
♦ Trả lời câu hỏi ở câu chuyện số 1
- Yêu cầu a) Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Hải:
+ Hải nhận thức phân biệt được các hành vi thúc đẩy sự bình đẳng giới với hành vi vi phạm bình đẳng giới (việc ba dành sự quan tâm, chăm sóc cho em út là một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới).
+ Hải nhận thức được ý nghĩa của bình đẳng giới.
- Yêu cầu b) Việc thay đổi Hải là phù hợp với quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Vì pháp luật nước ta quy định: Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
♦ Trả lời câu hỏi ở câu chuyện số 2
- Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của cô Thanh là phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục. Vì, pháp luật nước ta quy định: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Yêu cầu b) 3 điều em mong muốn, nếu là học sinh của lớp 11C
+ Được tham gia nhiều hơn trong các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động thực hành có tính khoa học, kĩ thuật.
+ Được bày tỏ quan điểm của mình trong các vấn đề của trường, lớp…
+ Được bày tỏ các ý tưởng của mình trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động ngoại khóa,…
Bài 5 trang 64 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:
a) Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và hành động của chị Bảy?
Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
a) Em nhận xét như thế nào về việc trả lương của hai công ty trong tình huống trên?
a) Theo em, nhà khoa học nữ có thể khiếu nại và yêu cầu được đối xử bình đẳng không? Vì sao?
b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học như thế nào?
a) Em nhận xét như thế nào về vấn đề bình đẳng giới trong tình huống trên?
b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực này như thế nào?
a) Hành vi của bà Quy vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
b) Hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?
Lời giải:
♦ Xử lí tình huống 1
- Yêu cầu a) Chị Bảy đã có những suy nghĩ và hành động đúng với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
- Yêu cầu b) Quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật bình đẳng giới năm 2006 có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề giữa chị Bảy và quản đốc phân xưởng.
♦ Xử lí tình huống 2 Không đồng tình, vì: việc ban hành và thực thi Luật Phòng chống bạo lực gia đình có liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.
♦ Xử lí tình huống 3
- Yêu cầu a)
+ Việc trả lương của công ty A đã thực hiện đúng quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
+ Việc công ty B giao nhiều việc và trả lương cho lao động nam cao hơn lao động nữ đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
- Yêu cầu b) Trong lĩnh vực kinh tế, việc áp dụng bình đẳng giới khi tuyển dụng và trả lương là cần thiết, vì việc thực hiện bình đẳng giới sẽ: tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững…
♦ Xử lí tình huống 4
- Yêu cầu a) Nhà khoa học nữ có thể khiếu nại và yêu cầu được đối xử bình đẳng. Vì: hành vi từ chối ứng tuyển vì giới tính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
- Yêu cầu b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học như sau:
+ Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ;
+ Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.
♦ Xử lí tình huống 5
- Yêu cầu a) Trong tình huống trên, vợ anh K đã có suy nghĩ đúng với quy định pháp luật về bình đẳng giới; trong khi đó, anh K lại có suy nghĩ không đúng, khi có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.
- Yêu cầu b) Quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như sau:
+ Trong gia đình, vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
+ Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
♦ Xử lí tình huống 6
- Yêu cầu a) Hành vi của bà Quy vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong 2 lĩnh vực: Hôn nhân và gia đình; y tế
- Yêu cầu b) Theo Điều 100 Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số: đối với hành vi cưỡng ép người khác phá thai với lý do lựa chọn giới tính thì có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng do vi phạm bình đẳng giới, ngoài ra còn bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 12.000.000 đồng tùy theo mức độ ép buộc người khác phá thai vì lý do lựa chọn giới tính.
Bài 6 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đưa ra cách ứng xử của mình khi có người nói:
a) Cậu là nữ, nếu muốn tự ứng cử chức lớp trưởng thì phải giỏi hơn tất cả các bạn nam trong lớp.
d) Những hoạt động thể thao có độ khó nếu cậu không dám tham gia sẽ không đáng mặt đàn ông.
Lời giải:
- Trường hợp a) Giải thích để bạn đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức. Vì vậy việc mình ứng cử chức lớp trưởng là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Trường hợp b) Giải thích để người đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
- Trường hợp c) Giải thích để bạn đó hiểu: Cùng làm một bài tập khó, kết quả như nhau thì điểm của chúng ta sẽ bằng nhau, vì theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục.
- Trường hợp d) Giải thích để bạn đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa: Nam, nữ được bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
- Trường hợp e) Giải thích để bạn đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
- Trường hợp g) Giải thích để bạn đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
Bài 7 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy liệt kê một số quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và nêu những việc nên làm, những việc không nên làm theo gợi ý sau:
Lời giải:
Quy định của pháp luật |
Việc nên làm |
Việc không nên làm |
Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau. |
Cha mẹ yêu thương, tôn trọng và không phân biệt đối xử giữa con trai - con gái. |
Cha mẹ có suy nghĩ và hành vi phân biệt đối xử giữa con trai - con gái. |
Vợ, chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và tài sản |
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. |
Vợ/ chồng tự ý quyết định các vấn đề/ công việc chung trong gia đình. |