Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 7 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 1 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ
A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.
D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài
Bài 2 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh.
B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Lợi thế nội tại để hình thành ý tưởng kinh doanh gồm: sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).
- Chính sách vĩ mô của nhà nước là cơ hội bên ngoài.
Bài 3 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là: nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.
- Khả năng huy động các nguồn lực là lợi thế nội tại.
Bài 4 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).
Bài 5 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.
Bài 6 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh H là người luôn sáng tạo, giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp, luôn cố gắng hết mình trong công việc kinh doanh.
Theo em, nhận định trên nói về yếu tố nào của anh H?
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tinh thần sáng tạo, giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp, luôn cố gắng hết mình trong công việc kinh doanh là những điểm mạnh của anh H.
Bài 7 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đồng nghiệp nhận xét chị P là người thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng với khách hàng và thường xuyên không hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo tiến độ.
Theo em, nhận định trên nói về yếu tố nào của chị P?
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng với khách hàng và thường xuyên không hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo tiến độ là những điểm yếu của chị P.
Bài 8 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị Q tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.
Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị Q?
B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
D. Năng lực thiết lập quan hệ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Việc làm trên của chị Q đã thể hiện năng lực nắm bắt cơ hội.
Bài 9 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Yếu tố nào dưới đây là sai khi nói về một ý tưởng kinh doanh tốt?
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Bài 10 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh T có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.
Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh T?
B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
C. Năng lực phân tích và sáng tạo.
D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nhận định trên nói về năng lực tổ chức, lãnh đạo của anh T (anh T có khả năng lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh).
Bài 11 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nào.
b) Theo em, ý tưởng kinh doanh đó xuất phát từ những nguồn nào?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
Thông tin trên đề cập đến ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ (công nghệ).
♦ Yêu cầu b)
Ý tưởng kinh doanh đó xuất phát từ nhu cầu của thị trường.
Bài 12 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, người kinh doanh cần phải nhận thức rõ năng lực cá nhân của mình.
Lời giải:
- Thông tin đề cập đến các năng lực của người kinh doanh: Năng lực cá nhân, sự kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh, năng lực định hướng chiến lược,...
Bài 13 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy ghép mỗi biểu hiện ở cột bên phải với năng lực ở cột bên trái cho phù hợp:
Lời giải:
Ghép:
1-h |
2-i |
3-g |
4-a |
5-b |
6-c |
7-d |
8-e |
Bài 14 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy bình luận các ý kiến sau
Lời giải:
- Ý kiến A.
Không đồng tình, vì: xây dựng ý tưởng và xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu xây dựng ý tưởng tốt và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh thì có chủ thể sản xuất kinh doanh có khả năng thành công cao hơn.
- Ý kiến B.
Không đồng tình, vì: một ý tưởng kinh doanh chỉ có thể trở thành cơ hội kinh doanh nếu nó đáp ứng các tiêu chí: (1) có tính bền vững; (2) đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài; (3) có tính hấp dẫn khi đảm bảo mang lại lợi nhuận; (3) có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh phù hợp.
- Ý kiến C.
Đồng tình.
Bài 15 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh T có ý tưởng kinh doanh mặt hàng thực phẩm sạch, trước khi ra quyết định kinh doanh, anh đã phân tích nhu cầu của thị trường, tìm kiếm các mối quan hệ có thể hỗ trợ anh khi cần thiết cũng như đánh giá những khó khăn, sự cạnh tranh với người kinh doanh khác trên thị trường.
Lời giải:
- Anh T đã biết đánh giá những cơ hội và thách thức trong kinh doanh, điều này giúp anh có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá trị cho người mua, đạt được mục tiêu lợi nhuận, tránh được sự thất bại trong kinh doanh.
Bài 16 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Gia đình của anh H sống ở khu đông dân cư, gần nhiều trường học.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
- Cách xác định cơ hội kinh doanh của anh H:
+ Gia đình của anh H sống ở khu đông dân cư, gần nhiều trường học.
+ Nhu cầu về đồ dùng học tập của học sinh ngày càng tăng lên trong khi ở khu vực anh sinh sống chỉ có một vài cửa hàng nhỏ kinh doanh mặt hàng này.
+ Các đồ dùng học tập được bán cũng chưa phong phú, đa dạng.
- Anh H có năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh.
♦ Yêu cầu b)
Sự nhạy bén, nắm bắt cơ hội kinh doanh giúp các chủ thể có thể nắm bắt được thời cơ để đi tắt, đón đầu trong việc kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Bài 17 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hai bạn học sinh trao đổi về ý tưởng kinh doanh phù hợp với người kinh doanh có vốn nhỏ. Một số ý tưởng kinh doanh được hai bạn nghĩ tới như:
- Ý tưởng kinh doanh các sản phẩm từ vật liệu có thể tái chế.
- Ý tưởng kinh doanh mua lại đồ cũ với giá thấp rồi sửa chữa và bán với giá cao hơn.
Em có nhận xét gì về các ý tưởng kinh doanh trên?
Lời giải:
- Nhận xét: các ý tưởng trên đều là những ý tưởng kinh doanh tốt, có thể trở thành cơ hội kinh doanh.
Bài 18 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy suy nghĩ về hạn chế/nhược điểm của một sản phẩm nào đó trên thị trường và cùng bạn thảo luận ý tưởng kinh doanh để cải thiện chất lượng sản phẩm đó. Hãy thuyết minh về tính chất của sản phẩm mới trên các phương diện: tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng, tính khả thi, tính vượt trội;... để chứng tỏ ý tưởng kinh doanh của em là hợp lí.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Ý tưởng kinh doanh sản phẩm: cây cảnh mini
- Tính vượt trội:
+ Có thể thiết kế thành các tiểu cảnh, phù hợp với từng mục đích, sở thích và yêu cầu khác nhau của khách hàng.
+ Chi phí sản xuất nhỏ, thời gian sản xuất ra sản phẩm ngắn hơn so với mặt hàng cây cảnh thông thường.
+ Có thể kết hợp kinh doanh sản phẩm chính với các sản phẩm phụ trợ khác, như: hạt giống, cây giống, chậu trồng cây mini, các phụ kiện phục vụ việc thiết kế tiểu cảnh,…
- Tính mới mẻ, độc đáo:
+ Giá thành rẻ hơn so với mặt hàng cây cảnh thông thường.
+ Nhỏ, gọn, chiếm ít không gian, linh hoạt trong việc dịch chuyển => phù hợp cho việc trang trí ở nhiều địa điểm, như: bàn học, bàn uống nước, kệ sách,…
+ Đa dạng về loại cây trồng; có thể linh hoạt trong việc thiết kế kiểu dáng,… từ đó phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, người dân lao động,…
- Tính hữu dụng:
+ Đáp ứng được nhu cầu chơi cây cảnh của nhiều người.
+ Phù hợp với xu hướng “tiêu dùng xanh” của nhiều người hiện nay.
- Tính khả thi:
+ Chi phí đầu tư không lớn.
+ Bản thân đã có sẵn một số lợi thế nội tại về: kiến thức, kinh nghiệm trồng các loại cây cảnh; có địa bàn để thực hành; có sự hỗ trợ (cả về vốn và kinh nghiệm sản xuất) từ người thân trong gia đình.
- Lợi thế cạnh tranh:
+ Kết hợp bán hàng trực tiếp và bán online.
+ Xung quanh địa bàn đang sinh sống chưa có ai kinh doanh mặt hàng này nên đối thủ cạnh tranh ít.
+ Có thể khai thác và tận dụng tệp khách hàng sẵn có là: các bạn học sinh cùng trường, người dân xung quanh khu phố,…
Bài 19 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tự đánh giá các năng lực kinh doanh của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp
Lời giải:
(*) Học sinh tự thực hiện. Để xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các em có thể tiến hành theo các bước sau:
Bài 20 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy sưu tầm và chia sẻ thông tin về những người kinh doanh, doanh nhân nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo em, những năng lực nào giúp các doanh nhân đó đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình?
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Tấm gương doanh nhân Bạch Thái Bưởi
Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris.
Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức tại Pháp, Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử của công sứ Bonnet. Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hí đây đó, ông nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lí sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp.
Trên chuyến tàu trở về nước, Bạch Thái Bưởi đã manh nha một quyết định táo bạo: xin nghỉ việc để đi vào con đường kinh doanh với quan điểm “phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần. Nhưng phải kịp thời”. Ông đã hùn tiền với một người Pháp để chuyên khai thác gỗ làm tà-vẹt bán cho Sở Hoả xa Đông Dương. Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm. Ông bảo: “Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.
Bạch Thái Bưởi thành công và thu hút được nhiều người tài về cùng dựng nghiệp vì ông là người rất biết cách đối đãi và tin tưởng những cộng sự của mình. Ông cũng quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền, dành chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo đi du học,… Có lẽ, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam trước nhất đầu thế kỉ XX đã có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.
(*) Những năng lực kinh doanh giúp Bạch Thái Bưởi thành công: nắm bắt cơ hội; tổ chức, lãnh đạo; thiết lập quan hệ; trách nhiệm xã hội,…