Câu hỏi:

92 lượt xem
Tự luận

Bài 20 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy sưu tầm và chia sẻ thông tin về những người kinh doanh, doanh nhân nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo em, những năng lực nào giúp các doanh nhân đó đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

(*) Tham khảo:

Tấm gương doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris.

Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức tại Pháp, Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử của công sứ Bonnet. Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hí đây đó, ông nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lí sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp.

Trên chuyến tàu trở về nước, Bạch Thái Bưởi đã manh nha một quyết định táo bạo: xin nghỉ việc để đi vào con đường kinh doanh với quan điểm “phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần. Nhưng phải kịp thời”. Ông đã hùn tiền với một người Pháp để chuyên khai thác gỗ làm tà-vẹt bán cho Sở Hoả xa Đông Dương. Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm. Ông bảo: “Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.

Bạch Thái Bưởi thành công và thu hút được nhiều người tài về cùng dựng nghiệp vì ông là người rất biết cách đối đãi và tin tưởng những cộng sự của mình. Ông cũng quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền, dành chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo đi du học,… Có lẽ, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam trước nhất đầu thế kỉ XX đã có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.

(*) Những năng lực kinh doanh giúp Bạch Thái Bưởi thành công: nắm bắt cơ hội; tổ chức, lãnh đạo; thiết lập quan hệ; trách nhiệm xã hội,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 11:
Tự luận

Bài 11 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đọc thông tin

Trong bối cảnh kỉ nguyên số, hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi, việc tiếp cận với các hình thức giải trí trực tiếp bị hạn chế. Thay vào đó, nhu cầu trên môi trường trực tuyến gia tăng. Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng các nội dung chất lượng cao, có sẵn mà không có bất kì hạn chế nào, các tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng ý tưởng kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, sử dụng công nghệ đám mây để đáp ứng yêu cầu này. Điện toán đám mây cung cấp khả năng thay đổi quy mô hệ thống linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ, quản lí và phân phối số lượng lớn nội dung số một cách nhanh chóng, chủ động và tiết kiệm chi phí. Thay vì đưa nội dung đến người tiêu dùng vào thời gian đã lên lịch và trên các định dạng cụ thể, thì ngày nay người tiêu dùng có thể trải nghiệm các dịch vụ truyền thông, giải trí, bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, kết nối với những hệ thống thanh toán,... trên nhiều loại thiết bị hơn để họ có thể sử dụng bất cứ khi nào họ muốn.

a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nào.

b) Theo em, ý tưởng kinh doanh đó xuất phát từ những nguồn nào?


9 tháng trước 61 lượt xem
Câu 13:
Tự luận

Bài 13 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy ghép mỗi biểu hiện ở cột bên phải với năng lực ở cột bên trái cho phù hợp:

Năng lực của người kinh doanh

Biểu hiện

1. Năng lực định hướng chiến lược

a. sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh.

2. Năng lực nắm bắt

cơ hội kinh doanh

b. biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giảm sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.

3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

c. có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân.

4. Năng lực thiết lập quan hệ xã hội

d. tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân.

5. Năng lực tổ chức, lãnh đạo

e. tích cực thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với cộng đồng, tổ chức.

6. Năng lực cá nhân

g. có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.

7. Năng lực phân tích, sáng tạo

h. có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

8. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

i. biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh.

 

9 tháng trước 75 lượt xem