Câu hỏi:
54 lượt xemBài 12 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, người kinh doanh cần phải nhận thức rõ năng lực cá nhân của mình.
Năng lực này thể hiện ở việc người kinh doanh tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. Đó còn là ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, người kinh doanh cần có năng lực định hướng chiến lược, nhìn nhận được những cơ hội kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, biết sắp xếp các thứ tự ưu tiên, có chiến lược kinh doanh rõ ràng.Em hãy cho biết, thông tin trên đề cập đến những năng lực nào của người kinh doanh.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Thông tin đề cập đến các năng lực của người kinh doanh: Năng lực cá nhân, sự kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh, năng lực định hướng chiến lược,...
Bài 13 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy ghép mỗi biểu hiện ở cột bên phải với năng lực ở cột bên trái cho phù hợp:
Năng lực của người kinh doanh |
Biểu hiện |
1. Năng lực định hướng chiến lược |
a. sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh. |
2. Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh |
b. biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giảm sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh. |
3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ |
c. có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. |
4. Năng lực thiết lập quan hệ xã hội |
d. tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân. |
5. Năng lực tổ chức, lãnh đạo |
e. tích cực thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với cộng đồng, tổ chức. |
6. Năng lực cá nhân |
g. có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. |
7. Năng lực phân tích, sáng tạo |
h. có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. |
8. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội |
i. biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh. |