Câu hỏi:
56 lượt xemBài 16 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Gia đình của anh H sống ở khu đông dân cư, gần nhiều trường học.
Nhận thấy nhu cầu về đồ dùng học tập của học sinh ngày càng tăng lên trong khi ở khu vực anh sinh sống chỉ có một vài cửa hàng nhỏ kinh doanh mặt hàng này. Các đồ dùng học tập được bán cũng chưa phong phú, đa dạng. Rất nhanh chóng, anh H đã nắm bắt cơ hội, chớp lấy thời cơ để mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập. Để có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, anh H tích cực tìm kiếm các đồ dùng học tập độc đáo, có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của học sinh thay vì đơn giản như các đồ dùng học tập đại trà trên thị trường. Sự nhạy bén và linh hoạt trong việc chớp lấy thời cơ để cung cấp các mặt hàng phù hợp thị hiếu của học sinh đã giúp anh H gặt hái được những thành công ban đầu.
a) Em hãy cho biết anh H đã xác định cơ hội kinh doanh như thế nào. Theo em, năng lực gì đã giúp anh H có những thành công ban đầu?
b) Theo em, sự nhạy bén trong kinh doanh và nắm bắt cơ hội kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Yêu cầu a)
- Cách xác định cơ hội kinh doanh của anh H:
+ Gia đình của anh H sống ở khu đông dân cư, gần nhiều trường học.
+ Nhu cầu về đồ dùng học tập của học sinh ngày càng tăng lên trong khi ở khu vực anh sinh sống chỉ có một vài cửa hàng nhỏ kinh doanh mặt hàng này.
+ Các đồ dùng học tập được bán cũng chưa phong phú, đa dạng.
- Anh H có năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh.
♦ Yêu cầu b)
Sự nhạy bén, nắm bắt cơ hội kinh doanh giúp các chủ thể có thể nắm bắt được thời cơ để đi tắt, đón đầu trong việc kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Bài 13 trang 40 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy ghép mỗi biểu hiện ở cột bên phải với năng lực ở cột bên trái cho phù hợp:
Năng lực của người kinh doanh |
Biểu hiện |
1. Năng lực định hướng chiến lược |
a. sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh. |
2. Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh |
b. biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giảm sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh. |
3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ |
c. có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. |
4. Năng lực thiết lập quan hệ xã hội |
d. tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân. |
5. Năng lực tổ chức, lãnh đạo |
e. tích cực thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với cộng đồng, tổ chức. |
6. Năng lực cá nhân |
g. có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. |
7. Năng lực phân tích, sáng tạo |
h. có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. |
8. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội |
i. biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh. |