Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 8 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 1 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh biểu hiện ở đức tính nào dưới đây? Vì sao?
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Đạo đức kinh doanh biểu hiện ở đức tính trung thực, thông qua những việc làm/ hành động cụ thể, ví dụ như: trung thực trong sản xuất (sử dụng nguyên, nhiên liệu… có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,…); không quảng cáo cường điệu, sai sự thật; trung thực trong cạnh tranh với các đối thủ khác,…
Bài 2 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quan niệm nào dưới đây là đúng về đạo đức kinh doanh?
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh.
Bài 3 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh là
A. đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh.
B. phẩm chất của bất kì cá nhân nào trong xã hội.
C. yêu cầu cần có của mỗi công dân.
D. trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh.
Bài 4 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thực hiện đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích nào dưới đây? Vì sao?
A. Xây dựng lòng tin với khách hàng.
B. Mang lại doanh thu lớn cho các chủ thể kinh doanh.
C. Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh.
D. Giảm bớt khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
E. Tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.
G. Tạo ra được môi trường làm việc tốt.
H. Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Lời giải:
- Đáp án đúng là: A; B; C; E; G; H
- Thực hiện đạo đức trong kinh doanh góp phần:
+ Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh;
+ Xây dựng lòng tin và uy tín với khách hàng;
+ Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh;
+ Thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
+ Tạo được môi trường làm việc tốt, giúp hình thành sự gắn kết và nỗ lực làm việc của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Bài 5 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quan hệ với khách hàng, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Giữ chữ tín với khách hàng.
B. Tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng.
C. Gây thiện cảm với khách hàng.
D. Thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng.
E. Biết cách quảng cáo làm cho khách hàng tin tưởng
G. Không sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng
H. Thực hiện đúng cam kết với khách hàng.
I. Đưa ra lời hứa để khách hàng tin tưởng.
Lời giải:
- Đáp án đúng là: A; B; G; H
- Chủ thể sản xuất kinh doanh phải giữ chữ tín, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng; không quảng cáo cường điệu, sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa.
Bài 6 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với Nhà nước và xã hội, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh không biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật.
B. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.
C. Không sản xuất hàng quốc cấm.
D. Làm mọi cách để mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình.
Lời giải:
- Đáp án đúng là: A; B; C
- Chủ thể sản xuất kinh doanh tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật, không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm; không làm ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Bài 7 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quan hệ với người lao động, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
B. Đối xử khác nhau đối với từng nhân viên.
C. Không cam kết về chế độ chính sách của doanh nghiệp.
D. Đảm bảo tiền lương đúng theo thoả thuận.
E. Không đảm bảo điều kiện lao động.
G. Đảm bảo điều kiện lao động theo đúng cam kết.
H. Thực hiện đúng chế độ bảo hiểm.
I. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.
Lời giải:
- Đáp án đúng là: A; D; G; H; I
- Chủ thể sản xuất kinh doanh phải tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,... ) theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
Bài 8 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh? Vì sao?
A. Nhanh nhẹn, quyết đoán trong mọi trường hợp.
B. Tính trung thực và tôn trọng con người.
C. Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
D. Nắm bắt kịp thời tâm lí khách hàng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Tính trung thực và tôn trọng con người là quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh:
- Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh.
+ Đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữ chữ tín trong kinh doanh, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sức khỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa.
+ Chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm.
+ Đối với xã hội, chủ thể kinh doanh không được làm ô nhiễm môi trường tự nhiên (xả thải độc hại ra môi trường, tàn phá hệ sinh thái) và môi trường xã hội (kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người), thực hiện các trách nhiệm xã hội.
- Nguyên tắc tôn trọng con người đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải:
+ Tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng (lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách);
+ Bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp;
+ Mở rộng dân chủ và khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng;
+ Cạnh tranh lành mạnh và công bằng với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy không khí vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh;
+ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội.
Bài 9 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây không vi phạm đạo đức kinh doanh? Vì sao?
A. Xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.
B. Trả lương cho người lao động đúng hạn.
C. Quảng cáo sai sự thật về hàng hoá của doanh nghiệp.
D. Kinh doanh hàng hoá có hại cho sức khoẻ con người.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trả lương cho người lao động đúng hạn là việc làm thể hiện đạo đức kinh doanh
Bài 10 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh cần thiết trong hoạt động nào dưới đây của lãnh đạo doanh nghiệp?
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, C
Đạo đức kinh doanh cần thiết trong các hoạt động: quản lí doanh nghiệp; tuyển dụng nhân viên.
Bài 11 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh không bao gồm biểu hiện nào dưới đây? Vì sao?
B. Trách nhiệm với môi trường.
C. Trách nhiệm với người tiêu dùng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Đạo đức kinh doanh bao gồm các biểu hiện:
+ Trách nhiệm với khách hàng
+ Trách nhiệm với người tiêu dùng
+ Trách nhiệm với nhà nước và xã hội
+ Trách nhiệm với đối thủ cạnh tranh.
Bài 12 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nguyên tắc nào dưới đây?
D. Tôn trọng lợi ích của bản thân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nguyên tắc tôn trọng con người. Nguyên tắc tôn trọng con người đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải:
+ Tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng (lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách);
+ Bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp;
+ Mở rộng dân chủ và khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng;
+ Cạnh tranh lành mạnh và công bằng với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy không khí vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh;
+ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội.
Bài 13 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
1. CHIẾC KHẨU TRANG VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
2. ĐAU LÒNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Lời giải:
♦ Trả lời câu hỏi ở thông tin 1:
Những hành vi, việc làm trong thông tin trên biểu hiện phi đạo đức trong kinh doanh là:
- “Chặt chém” giá khẩu trang y tế, dung dịch sát trùng.
- Các cửa hàng ngừng phục vụ các mặt hàng phòng dịch trong bối cảnh dịch do virus corona đang có nguy cơ bùng phát.
♦ Trả lời câu hỏi ở thông tin 2:
- Hành vi, việc làm của doanh nghiệp A là biểu hiện phi đạo đức trong kinh doanh là: sử dụng sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc dán nhãn “Made in Việt Nam” để đánh lừa người tiêu dùng.
- Vì: đây là hành vi thiếu trung thực, lừa dối khách hàng.
Bài 14 trang 47 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong một cuộc họp cán bộ, công nhân viên công ty C, lãnh đạo công ty thông báo về công việc kinh doanh của công ty trong năm sẽ có nhiều khó khăn, có khả năng dẫn đến thua lỗ. Việc kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến giá cổ phiếu xuống thấp (mất giá). Sau khi nghe được thông tin này, một số nhân viên công ty có sở hữu cổ phần của công ty rất lo lắng nên đã tìm cách nhanh chóng bán cổ phiếu của mình cho người khác để bảo toàn được vốn.
b) Nếu là người nhà của những nhân viên này, em có thể nói gì với họ?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
Hành vi của các nhân viên công ty C bán cổ phiếu do lo sợ mất giá là thiếu đạo đức kinh doanh. Vì hành động đó thể hiện: các nhân viên này không muốn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn mà chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân mình.
♦ Yêu cầu b)
Nếu là người nhà của những nhân viên này, em sẽ khuyên họ:
+ Cần bình tĩnh để phân tích thị trường, không nên đồng loạt bán tháo cổ phiếu vì hành động này dễ đẩy giá cổ phiếu xuống thấp hơn, khiến bản thân mình bị thiệt hại về lợi ích kinh tế đồng thời cũng khiến doanh nghiệp ngày càng khó khăn.
+ Nên suy nghĩ, đề xuất các phương án, giải pháp để đồng hành, nỗ lực cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.
Bài 15 trang 47 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, thông điệp 5K của Bộ Y tế được ban hành, khẩu trang trở thành mặt hàng vô cùng thiết yếu. Lợi dụng tình hình đó, một số hiệu thuốc, cá nhân, tổ chức đã tăng giá khẩu trang lên gấp 5 lần, thậm chí là 10 lần.
Em có thể nói gì về hành vi của những người bán tăng giá khẩu trang trong đại dịch Covid-19?
Lời giải:
- Hành vi đầu cơ tích trữ và tăng giá khẩu trang của một số người bán hàng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát là hành vi kinh doanh thiếu đạo đức.
Bài 16 trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh Quang là giám đốc công ty X chuyên kinh doanh hàng thực phẩm.
a) Những biểu hiện nào trên đây là biểu hiện đạo đức trong kinh doanh của anh Quang và công ty X?
b) Em có thể học tập được điều gì từ hành vi đạo đức trong kinh doanh của anh Quang?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Biểu hiện đạo đức trong kinh doanh của anh Quang và công ty X:
- Nhập thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Công ty của anh Quang luôn bán thực phẩm sạch, có chất lượng với giá cả hợp lí.
♦ Yêu cầu b) Bài học: luôn chú trọng đến việc rèn luyện và thực hiện đạo đức kinh doanh.
Bài 17 trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công ty Y bán ngũ cốc với các thành phần hoàn toàn tự nhiên. Bộ phận sản xuất của công ty duy trì các thành phần hoàn toàn tự nhiên của ngũ cốc, nhưng bộ phận tiếp thị lại cho rằng cần pha chế thêm một số thành phần phi tự nhiên vào ngũ cốc để chi phí rẻ hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty.
Em đồng ý với ý kiến của bộ phận nào trong trường hợp trên? Vì sao?
Lời giải:
- Em đồng ý với bộ phận sản xuất của công ty Y vì:
+ Việc duy trì các thành phần hoàn toàn tự nhiên của ngũ cốc là hành động thực hiện đúng cam kết với khách hàng (đây là biểu hiện của việc kinh doanh có đạo đức).
+ Nếu pha chế thêm một số thành phần phi tự nhiên vào ngũ cốc để chi phí rẻ hơn tuy mang lại lợi nhuận lớn nhưng sẽ gây mất niềm tin của khách hàng, mất uy tín của doanh nghiệp (đây cũng là biểu hiện của việc kinh doanh không có đạo đức).
Bài 18 trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công ty H chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho máy chủ máy tính.
a) Vì sao công ty H không giao hàng ngay cho khách hàng mà lại kiểm tra, thay thế linh kiện?
b) Việc làm thể hiện đạo đức trong kinh doanh của công ty H đã mang lại lợi ích gì cho công ty?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Vì muốn đảm bảo chất lượng hàng hóa ở mức tốt nhất, theo đúng những gì đã cam kết với khách hàng nên công ty H không giao hàng ngay cho mà tiến hành kiểm tra, thay thế linh kiện.
♦ Yêu cầu b) Việc làm thể hiện đạo đức trong kinh doanh của công ty H đã: đảm bảo uy tín của doanh nghiệp; nâng cao lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Bài 19 trang 49 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Vì lợi nhuận kinh doanh, công ty M kinh doanh sữa đã quảng cáo, tuyên truyền quá mức về sản phẩm của công ty. Đây là thông tin quảng cáo sai sự thật được cung cấp cho khách hàng để tạo niềm tin, để khách hàng mua sữa của công ty.
Hành vi, việc làm của công ty M có phải là hành vi phi đạo đức trong kinh doanh không? Vì sao?
Lời giải:
- Hành vi tuyên truyền quá mức, quảng cáo sai sự thật về sản phẩm sữa của công ty M là hành vi phi đạo đức trong kinh doanh. Vì: đây là biểu hiện của sự thiếu trung thực trong quan hệ với khách hàng.
Bài 20 trang 49 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trước tình hình hàng thực phẩm chất lượng cao của công ty N được khách hàng ưa chuộng, thu hút phần lớn khách hàng trên thị trường, một số công ty sản xuất hàng thực phẩm cùng loại là đối thủ cạnh tranh của công ty N đã quảng cáo cho hàng hoá của mình có ưu thế vượt trội hàng thực phẩm của công ty N. Nhưng phần lớn nội dung quảng cáo của các công ty này đều phản ánh sai sự thật, đánh lừa khách hàng, tạo sự tin tưởng của khách hàng về sản phẩm không thực chất của mình. Không những thế, các công ty này còn thông đồng cùng nhau bán hàng hạ giá, phá giá nhằm thu hút khách hàng về phía mình, triệt hạ công ty N.
Lời giải:
- Hành vi của các công ty đối thủ với công ty N đã vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: các hành động như: quảng cáo sai sự thật; thông đồng với các công ty khác để bán phá giá sản phẩm… là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Bài 21 trang 49 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông B là một doanh nhân Việt kiều về Việt Nam kinh doanh, do không thể đứng tên công ty, đã nhờ người bạn thân là ông M đứng tên đăng kí thành lập công ty. Hai bên cùng nhau chung vốn mua cổ phần của công ty. Trong đó, ông B chiếm phần lớn và ông M chiếm phần nhỏ cổ phần. Thời gian sau, công ty ăn nên làm ra, ông B đã tìm cách loại ông M ra khỏi công ty của mình.
Hành vi của ông B có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Vi phạm như thế nào?
Lời giải:
- Hành vi của ông B vi phạm đạo đức kinh doanh; điều này được thể hiện ở việc: khi công ty làm ăn phát đạt, ông B đã tìm mọi cách để loại ông M (người đồng hành với mình từ những ngày đầu thành lập) ra khỏi công ty.
Bài 22 trang 49 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công ty P chuyên sản xuất phụ tùng máy công nghiệp. Sản phẩm của công ty luôn được khách hàng thị trường trong nước ưa chuộng, hằng năm được bán ra với doanh thu lớn. Nhưng thời gian qua, một khách hàng phát hiện một số sản phẩm phụ tùng có lỗi kĩ thuật khi đang hoạt động và báo cho công ty được biết. Công ty P đã quyết định thông báo thu hồi toàn bộ số phụ tùng đã bán ra cho khách hàng từ 6 tháng qua và trả lại tiền cho khách hàng, mặc dù biết công ty sẽ bị thiệt hại khá lớn về kinh tế
Theo em, vì sao công ty P có hành vi, việc làm trên, dù biết rằng công ty sẽ thiệt hại về kinh tế?
Lời giải:
- Công ty P có hành động thu hồi số phụ tùng bị lỗi nhằm mục đích:
+ Đảm bảo chất lượng hàng hóa ở mức tốt nhất, đúng với những gì đã cam kết với khách hàng;
+ Giữ gìn uy tín của doanh nghiệp.