Câu hỏi:

70 lượt xem
Tự luận

Vận dụng trang 70 Toán 10 Tập 1: Một lực F không đổi tác động vào một vật và điểm đặt của lực chuyển động thẳng từ A đến B. Lực F được phân tích thành hai lực thành phần F1 và F2 F=F1+F2 

a) Dựa vào tính chất của tích vô hướng, hãy giải thích vì sao công sinh bởi lực F (đã được đề cập ở trên) bằng tổng của các công sinh bởi các lực F1 và F2

b) Giả sử các lực thành phần F1 và F2 tương ứng cùng phương, vuông góc với phương chuyển động của vật. Hãy tìm mối quan hệ giữa các công sinh bởi lực F và lực F1

Một lực F không đổi tác động vào một vật và điểm đặt của lực chuyển động (ảnh 1)

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Lời giải

a) Một lực F tác động lên một vật làm vật dịch chuyển tịnh tiến theo một vectơ độ rời s.

+) Công sinh bởi lực F là AF=F.s

+) Công sinh bởi lực F1 là AF1=F1.s

+) Công sinh bởi lực F2 là AF2=F2.s

Suy ra AF1+AF2=F1.s+F2.s=F1+F2.s (tính chất phân phối đối với phép cộng của tích vô hướng)

Mà F=F1+F2 do đó AF1+AF2=F1+F2.s=F.s=AF

Vậy AF=AF1+AF2.

b) +) Công sinh bởi lực F là AF=F.s=F.s.cosF,s

Do vật chuyển động thẳng từ A đến B nên s cùng hướng với F1.

Suy ra F,s=F,F1 

Do đó AF=F.s.cosF,F1

Ta lại có: F1=F.cosF,F1

AF=F1.s (1)

+) Công sinh bởi lực F1 là AF1=F1.s=F1.s.cosF1,s

Do s cùng hướng với F1 nên F1,s=0°

AF1=F1.s.cos00=F1.s(2)

Từ (1) và (2) suy ra AF=AF1=F1.s.

Vậy AF=AF1.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ