Câu hỏi:
157 lượt xemLời giải
Hướng dẫn giải:
Bài làm tham khảo
Thế giới càng ngày càng phát triển, kéo theo những ngành công nghiệp phát triển không ngừng. Môi trường sống của con người ngày càng trở lên ô nhiễm, trong đó nghiêm trọng nhất phải nói tới ô nhiễm môi trường không khí.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí. Mà nguyên nhân chủ yếu do khói bụi trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt, giao thông vận tải. Những chất độc hại ấy được thải vào không khí, làm cho nguồn không khí của thế giới ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong đó ngành công nghiệp là ngành làm cho mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. Nguồn gây ô nhiễm cố định từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, do khói thải trong quá trình sản xuất gây ra, hay có thể là do những lò hơi đốt tạo thành. Cũng có thể là do quá trình lắng đọng những chất thải chôn trong lòng đất, sau đó bốc hơi lên gây ảnh hưởng tới môi trường. Cũng là do tài nguyên quân sự, do chiến tranh, ảnh hưởng của hạt nhân. Nói chung, công nghiệp là ngành gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc ô nhiễm không khí trong cuộc sống của con người.
Không chỉ có việc sản xuất công nghiệp, đó còn là do việc giao thông vận tải. Thế giới càng phát triển, hệ thống đường xá càng mở rộng, xe cộ lưu thông ngày càng nhiều. Mà việc thiêu đốt nguyên liệu từ những chiếc xe ấy lại thải trực tiếp ra không khí, từ đó hình thành lên sự ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng ở những nơi tập trung nhiều xe cộ.
Hay là do việc sinh hoạt hàng ngày, cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng tới không khí. Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu do hoạt động đun nấu của con người để sinh hoạt hàng ngày.
Những hậu quả của việc ô nhiễm không khí thì vô cùng rõ ràng. Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp, hay các bệnh liên quan tới cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Những bệnh như nhiễm khuẩn hô hấp, suy tim, ung thư phổi là những bệnh dễ nhận biết nhất của việc ô nhiễm môi trường gây ra.
Không chỉ dừng lại ở bệnh, ô nhiễm không khí có khi còn dẫn đến tử vong ở rất nhiều người. Do sống gần những nơi có nguồn không khí độc hại. Con người sống trong đó luôn phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của việc ô nhiễm môi trường. những trường hợp tử vong do nhiễm độc không khí là vô cùng lớn, những căn bệnh liên quan cũng ngày một gia tăng và không hề có dấu hiệu giảm bớt.
Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người mà ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của trái đất. Hậu quả là sự nóng lên không ngừng của trái đất. Làm cho băng ở hai cực tan chảy ra mỗi năm không ngừng. Hay gây ra hiệu ứng nhà kính, phá hỏng tầng ozon làm bức xạ của mặt trời ảnh hưởng tới con người cũng như hệ động thực vật sinh sống trên trái đất. Ô nhiễm không khí còn làm cho thiên tai biến đổi không ngừng, những cơn bão ngày càng có tính chất mạnh và phức tạp hơn trước.
Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần có sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới. Đặc biệt là cần tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng khói bụi công nghiệp tràn lan ra môi trường. Cần có biện pháp xử lý trước khi thải khí độc hại ra không khí, cũng như có biện pháp xử lý triệt để tình trạng trên. Những sáng kiến về những nguồn năng lượng xanh cũng là những giải pháp tốt để khắc phục tình trạng ô nhiễm này. Hơn hết cần có sự ý thức của mỗi cá nhân sống trong xã hội. Mỗi cá nhân, nếu tự biết ý thức về bản thân, ý thức bảo vệ môi trường mà mình sinh sống, tình trạng ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu.
Câu 1: Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em có suy nghĩ gì?
Câu 2: Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình hay không? Vì sao?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Xem người ta kìa!” là gì?
Câu 8: Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm gì?
Câu 10: Nội dung văn bản nhắn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau hay giống nhau giữa mọi người?
Câu 4: Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:
a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.
b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.
c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.
Câu 6: Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp lí?
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
Chung sức chung lòng có nghĩa là:
– Đoàn kết, nhất trí
– Giúp đỡ lẫn nhau
– Quyết tâm cao độ.
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
Mười phân vẹn mười có nghĩa là:
– Tài giỏi
– Toàn vẹn, không có khiếm khuyết
– Đầy đủ, toàn diện.
Câu 7: Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:
a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
b. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
c. Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
Câu 1: Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Hai loại khác biệt” là gì?
Câu 15: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Hai loại khác biệt”
Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau:
a. Với câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.”có thể dùng từ kiểu để thay cho từ vẻ được không? Vì sao?
b. Từ khuất được dùng trong câu “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.” có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?
c. Vì sao trong câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.”, từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Bài tập làm văn” là gì?
Câu 4: Tác giả của văn “Bài tập làm văn” là ai? Nêu khái quát về tác giả đó.
Câu 8: Vì sao bố Ni-cô-la lại tỏ ra sốt sắng giúp cậu con trai làm bài văn?
Câu 12: Nếu gặp một đề văn như của Ni-cô-la, theo em, việc đầu tiên phải làm là gì?
Câu 5: Lập dàn ý chi tiết bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống.
Câu 2: Sau đây là hai đoạn văn có mục đích giao tiếp khác nhau. Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin thể hiện sự khác nhau giữa hai đoạn văn.
a. Thế rồi ông ấy ngồi xuống cái bàn nhỏ cùng với chúng tôi, ông gãi gãi cái đầu, ông nhìn ngơ ngẩn ra phía trước, và ông nói: “Xem nào, xem nào, xem nào”, rồi ông hỏi ai là bạn thân nhất của tôi. Tôi đang định trả lời thì bố đã ngắt lời không để tôi kịp nói. Bố nói với ông Blê-đúc rằng hãy để chúng tôi yên, rằng chúng tôi không cần gì ông cả.
b. Điều tôi học được từ bài tập này là: sự khác biệt chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa, và một loại khác biệt có ý nghĩa. Khi tôi quyết định mặc bộ đồ quái dị đến trường, tôi biết rằng mình không phải là người duy nhất, nhưng tôi đã chọn trò đơn giản nhất vì không quan tâm tìm hiểu một thứ ý nghĩa hơn. Và thành thật mà nói, tôi đoán rằng mình thật sự chẳng hề cố tỏ ra khác biệt, hoặc nếu có, tôi chỉ chọn loại khác biệt vô nghĩa, về vấn đề này, tôi chẳng đơn độc; đa số chúng tôi đều chọn loại vô nghĩa.
Những vấn đề cần xác định |
Đoạn (a) |
Đoạn (b) |
Nội dung của đoạn văn là gì? |
|
|
Mục đích của đoạn văn (kể chuyện, bộc lộ cảm xúc, miêu tả, thuyết phục, thuyết minh) là gì? |
|
|
Văn bản có đoạn văn được trích thuộc loại nào (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin)? |
|
|
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” là gì?
Câu 5: Văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 8: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “tiếng cười không muốn nghe”
Câu 10: Theo em, mục đích chính mà văn bản “Tiếng cười không muốn nghe” hướng tới là gì?
Câu 12: Nhận xét các bằng chứng tác giả sử dụng để chứng minh cho lý lẽ đã nêu?