100 bài toán hay và khó về (H+ trong NO3-) có khí H2 thoát ra (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và NaHSO4, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra hỗn hợp khí gồm NO và 0,02 mol H2; đồng thời thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat có khối lượng 64,68 gam và 0,75m gam hỗn hợp rắn không tan. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là.

A. 39,20

B. 44,80

C. 36,48

D. 34,12

Câu 2:

Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và NaHSO4, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra hỗn hợp khí gồm NO và 0,01 mol H2; đồng thời thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat có khối lượng 14,7 gam và 0,5m gam hỗn hợp rắn không tan. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là

A. 5,60

B. 4,32

C. 6,72

D. 5,02

Câu 3:

Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan được tối đa 12,88 gam Fe. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol của HNO3 có trong dung dịch ban đầu là

A. 1,04 mol.

B. 0,64 mol.

C. 0,94 mol.

D. 0,88 mol

Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Fe, Mg, Fe2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,01 mol HNO3 và 0,51 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 14,845) gam hỗn hợp muối và 1,12 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai đơn chất khí với tổng khối lượng là 0,62 gam. Cho NaOH dư vào Y thu được 17,06 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 có trong X là: 

A. 18,92%

B. 30,35%

C. 24,12%

D. 26,67%

Câu 5:

Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 50.

B. 55.

C. 45

D. 60.

Câu 6:

Hòa tan hết 34,14 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2, Fe2O3 vào dung dịch chứa 1,62 mol KHSO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa (không có ion Fe3+) và 4,48 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí có tỉ lệ mol là 2 : 3 (khí đo ở đktc). Tỉ khối Z so với H2 bằng 9,4. Tổng số mol của Fe(NO3)2 và Fe2O3 có trong lượng X trên là?

A. 0,12

B. 0,13

C. 0,14

D. 0,15

Câu 7:

Hn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 27,907% về khối lượng). Hòa tan hết 10,32 gam X trong dung dịch chứa 0,74 mol KHSO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 107,46 gam và hn hợp khí Z gồm CO2, NO, H2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 139/13. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 6,96 gam kết tủa. Hiệu số mol (nNO-nH2) trong Z là ?

A. 0,01

B. 0,02

C. – 0,01

D. – 0,02

Câu 8:

Hòa tan hết hỗn hợp chứa 14,1 gam gồm Mg; Al2O3 và 0,05 mol MgCO3 trong dung dịch chứa 0,05 mol HNO và 0,83 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam các muối trung hòa và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2. Giá trị của m gần nhất với: 

A. 36,2

B. 40,5

C. 42,4

D. 38,7

Câu 9:

Hòa tan hoàn toàn 7,54 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, FeCO3, MgCO3 trong dung dịch chứa x mol HNO3 và 0,31 mol KHSO4 thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2, NO với tổng khối lượng 2,86 gam và dung dịch Z chỉ chứa 46,57 gam hỗn hợp muối trung hòa. Giá trị của x là: 

A. 0,05

B. 0,02

C. 0,04

D. 0,03

Câu 10:

Cho 11,28 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,47 mol HCl và 0,01 mol HNO3, đun nóng sau khi kết thúc phản ứng phản ứng thu được 0,07 mol hỗn hợp khí gồm NO và H2 (tỷ lệ mol tương ứng 4:3) và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho HNO3 vào Y không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Phần trăm khối lượng của Mg trong X gần nhất với?

A. 25%

B. 28%

C. 20%

D. 30%

Câu 11:

Hỗn hợp X gồm Ca, Mg, MgCO3, MgO, CaO. Cho 23,84 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 48,48 gam chất tan; 7,616 lít hỗn hợp khí Y(đktc) có tỉ khối khối so với hiđro là 143/17. Cho 23,84 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2 có tỉ khối so với hiđro là a và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 74,72 gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 16,75

B. 18,50

C. 20,25

D. 17,80

Câu 12:

Hỗn hợp X gồm a gam Al và a gam các oxit của sắt. Đung nóng hỗn hợp X trong chân không cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn Z; 37,184 lít H2 và dung dịch T. Cho chất rắn Z tác dụng hết với dụng dịch H2SO4 đặc nóng thu được 16,128 lít SO2 ( Sản phẩm khử duy nhất ) và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Cô cạn dung dịch muối này thu được 2,326a gam muối khan. Giá trị của a gần nhất với ?

A. 45,9.

B. 40,5.

C. 37,8.

D. 43,2

Câu 13:

Trộn 0,04 mol Fe3O4 với hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, FeCO3, MgCO3 thu được 16,26 gam hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa x mol HNO3 và 0,64 mol HCl thu được 2,464 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2, NO với tổng khối lượng 2,6 gam và dung dịch Z chỉ chứa 33,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:

A. 0,02

B. 0,03

C. 0,04

D. 0,05

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn 25,6 g hỗn hợp A gồm Mg và Fe trong 2,5 lit dung dịch HNO3 1M (dư) thu được dung dịch B và V lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO, N2O có tỉ khối so với H2 là 16,4. Cho dung dịch B tác dụng với 1,2 lit dung dịch NaOH 2M. Lọc lấy kết tủa rửa sạch và đem nung ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được 40 g chất rắn  X. Lấy phần dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa đem cô cạn được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được 156,9 g chất rắn G. Số mol HNO3 bị khử là:

A. 0,50

B. 0,35

C. 0,45

D.  0,40

Câu 15:

Hòa tan hết 8,53 gam hỗn hợp E chứa Mg, ZnO, ZnCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 (x mol) và H2SO4 thu được dung dịch X chỉ chứa 26,71 gam muối trung hòa và 2,464 lít hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, CO2 với tổng khối lượng 2,18 gam. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 56,465 gam kết tủa. Giá trị của x là?

A. 0,04

B. 0,08

C. 0,05

D. 0,06

Câu 16:

Hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Mg, Zn, Al. Khi hoà tan hết 7,5g A vào 1 lít dung dịch HNO3 thu được 1lít dung dịch B và hỗn hợp khí D gồm NO và N2O. Thu khí D vào bình dung tích 3,20lít có chứa sẵn N2 ở 00C và 0,23atm thì nhiệt độ trong bình tăng lên đến 27,30C, áp suất tăng lên đến 1,10atm, khối lượng bình tăng thêm 3,72 gam. Nếu cho 7,5g A vào 1 lít dung dịch KOH 2M thì sau khi kết thúc phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 5,7g. Tổng số mol 3 kim loại có trong A gần nhất với :

A. 0,15

B. 0,18

C. 0,21

D. 0,25

Câu 17:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, MgO trong dung dịch hỗn hợp chứa 0,34 mol HNO3 và KHSO4. Sau phản ứng thu được 8,064 lít hỗn hợp khí X  ở đktc gồm NO, H2 và NO2 với tỷ lệ mol tương ứng là 10 : 5 : 3 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 2,28 mol NaOH tham gia phản ứng, đồng thời có 17,4 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm khối lượng của MgO trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 29,41%

B. 26,28%

C. 32,14%

D. 28,36%

Câu 18:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, MgO trong dung dịch hỗn hợp chứa 0,34 mol HNO3 và KHSO4. Sau phản ứng thu được 8,064 lít hỗn hợp khí X  ở đktc gồm NO, H2 và NO2 với tỷ lệ mol tương ứng là 10 : 5 : 3 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 2,28 mol NaOH tham gia phản ứng, đồng thời có 17,4 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm khối lượng của MgO trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 29,41%

B. 26,28%

C. 32,14%

D. 28,36%

Câu 19:

Hòa tan hết hỗn hợp chứa 25,12 gam gồm Al; Fe và FeCO3 (trong đó khối lượng của FeCO3 là 17,4 gam) trong dung dịch chứa 0,13 mol KNO và 1,12 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam các muối trung hòa và 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2. Giá trị của m là: 

A. 42,14

B. 43,06

C. 46,02

D. 61,31

Câu 20:

Hòa tan hết hỗn hợp E chứa 10,56 gam gồm Mg; Al2O3 và 0,02 mol MgCO3 trong dung dịch chứa 0,05 mol HNO và 0,71 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2. Phần trăm khối lượng của Mg trong E gần nhất với?

A. 40,5%

B. 45,45%

C. 48,5%

D. 50,5%

Câu 21:

Hòa tan hết hỗn hợp E chứa 11,22 gam gồm Mg; Al2O3 và 0,04 mol MgCO3 trong dung dịch chứa 0,08 mol KNO và 0,76 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa và 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong E gần nhất với?

A. 24%

B. 30%

C. 27%

D. 35%

Câu 22:

Hòa tan hết hỗn hợp E chứa 13,44 gam gồm Mg; Al2O3 và 0,04 mol MgCO3 trong dung dịch chứa 0,09 mol KNO và 0,94 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2. Hiệu số mol của NO và H2 có trong Y là?

A. 0,03

B. – 0,03

C. 0,02

D. – 0,02

Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp E chứa m gam gồm Fe, Al và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,06 mol HCl, thu được dung dịch X chỉ chứa 53,09 gam muối và 2,912 lít hỗn hợp khí H2, NO (đktc) có tổng khối lượng 3,06 gam. Cho NaOH dư vào X thấy có 1,24 mol NaOH tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của đơn chất Fe có trong E là?

A. 20,74%

B. 18,32%

C. 22,94%

D. 28,04%

Câu 24:

Hòa tan hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp E chứa Fe, Al2O3 và Al trong dung dịch chứa 0,3 mol HNO3 và 1,04 mol HCl, thu được dung dịch X chỉ chứa 65,04 gam muối và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2 có khối lượng 1,18 gam. Nếu cho NaOH vào X thì số mol NaOH phản ứng tối đa là 1,54 mol. Phần trăm khối lượng Al trong E gần nhất với?

A. 13%

B. 14%

C. 15%

D. 16%

Câu 25:

Hòa tan hết hỗn hợp chứa 8,52 gam gồm Mg; Al2O3 và 0,02 mol MgCO3 trong dung dịch chứa 0,08 mol KNO và 0,66 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam các muối trung hòa và 2,464 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2. Giá trị của m là: 

A. 29,34

B. 34,06

C. 33,27

D. 36,28