100 câu trắc nghiệm Amin-Amino Axit-Protein cơ bản (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

X là một α – aminoaxit no chỉ chứa một nhóm  - NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 28,48 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 40,16 gam muối. Tên gọi của X là:

A. Axit aminoaxetic

B. Axit - aminobutiric

C. Axit - aminopropionic

D. Axit - aminoglutaric

Câu 2:

A là một chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng axit glutamic. Đốt cháy hết 1,33 gam A bằng O2, thu được 112cm3 N2 (đktc). Công thức của A là:

A. HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH

B. H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH

C. HOOCCH2CH(NH2)COOH

D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH

Câu 3:

Với hỗn hợp gồm hai aminoaxit là glyxin  (H2NCH2COOH) và alanin  (CH3CH(NH2)COOH), có thể thu được bao nhiêu đipeptit khi cho chúng phản ứng với nhau?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4:

Ở 900C, độ tan của anilin là 6,4 gam. Nếu cho 212,8 gam dung dịch anilin bão hòa ở nhiệt độ trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì số gam muối có trong dung dịch thu được gần với giá trị nào sau đây nhất?

A. 19,45

B. 20,15

C. 17,82

D. 16,28

Câu 5:

Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là:

A. 0,5 mol

B. 0,65 mol

C. 0,35 mol

D. 0,55 mol

Câu 6:

Hòa tan 30 gam glyxin trong 60 gam etanol rồi thêm từ từ 10ml dung dịch H2SO4 đặc, sau đó nung nóng một thời gian. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh, rồi trung hòa bằng NH3 dư thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 32,96 gam. Hiệu suất của phản ứng là:

A. 75%

B. 80%

C. 85%

D. 60%

Câu 7:

Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A. glucozơ

B. saccarozơ

C. amino axit

D. amin

Câu 8:

Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong lysin là:

A. 35,96%

B. 43, 54%

C. 27,35%

D. 21,92%

Câu 9:

Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dd Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 55,600

B. 53,775

C. 61,000

D. 32,250

Câu 10:

Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch:

A. NaOH

B. Na­2SO4

C. Cu

D. Pb

Câu 11:

Cho chuỗi phản ứng sau: X (+HCl) à Y (+NaOH) à X. Chất nào sau đây phù hợp:

A. H2N-CH2-COOH

B. C6H5NH2

C. Ala-Gly

D. HCOONH4

Câu 12:

Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6

B. 10

C. 12

D. 8

Câu 13:

Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là

A. 0,5

B. 1,5

C. 2,0

D. 1,0

Câu 14:

Cho các chất sau đây:

(1) CH3-CH(NH2)-COOH                                                    (2) OH-CH2-COOH

(3) CH2O và C6H5OH                                                          (4) C2H4(OH)2 và p - C6H4(COOH)2

(5) (CH2)6(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2

Các trường hợp có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. 1,2

B. 3,5

C. 3,4

D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 15:

Cho dung dịch chứa các chất sau :X1 : C6H5 - NH2; X2 : CH3 - NH2; X3 : NH2 - CH2 –COOH; X4 : HOOC-CH2-CH2-CHNH2COOH; X5 : H2N- CH2-CH2-CH2-CHNH2COOH.

Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh ?

A. X1, X2, X5

B. X2, X3, X4

C. X2, X5

D. X1, X3, X5

Câu 16:

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là

A. 85

B. 68

C. 45

D. 46

Câu 17:

Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là

A. CH3OH và CH3NH2

B. C2H5OH và N2

C. CH3OH và NH3

D. CH3NH2 và NH3

Câu 18:

Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCOOH, CH3COONH4, anbumin.

A. Dùng quỳ tím, dùng dd HNO3 đặc , dùng dd NaOH

B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2

C. Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dd NaOH

D. Dùng quỳ tím, dùng dd CuSO4, dùng dd NaOH

Câu 19:

Một este có CT C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu metylic. Công thức cấu tạo của amino axit X là:

A. CH3 – CH2 – COOH

B. H2N – CH2 – COOH

C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH

D. CH3 – CH(NH2) – COOH

Câu 20:

Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí etan. Cho biết CTCT phù hợp của X ?

A. CH3COOCH2NH2

B. C2H5COONH4

C. CH3COONH3CH3

D. Cả A, B, C