100 câu trắc nghiệm Amin-Amino Axit-Protein cơ bản (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2HxO2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là:

A. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)

B. X(CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH)

C. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2)

D. X (H2NCH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4)

Câu 2:

Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là

A. axit β-aminopropionic 

B. mety aminoaxetat 

C. axit α- aminopropionic 

D. amoni acrylat

Câu 3:

Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức phân tử của A là :

A. C4H9O2N

B. C3H5O2N

C. C2H5O2N

D. C3H7O2N

Câu 4:

Axit glutamic (HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất

A. Chỉ có tính axit

B. Chỉ có tính bazơ

C. Lưỡng tính

D. Trung tính

Câu 5:

Ứng với công thức C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6:

Thủy phân 14,6 gam Gly – Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 20,8

B. 18,6

C. 22,6

D. 20,6

Câu 7:

Khi thủy phân peptit có công thức hóa học

H2N - CH(CH3) - CONH - CH2 - CONH - CH2 - CONH - CH2 - CONH - CH(CH3) - COOH

Thì sản phẩm thu được có tối đa bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure?

A. 5

B. 3

C. 4

D. 10

Câu 8:

Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly – Ala, Phe – Val và Ala – Phe. Cấu tạo của X là:

A. Gly – Ala – Val – Phe.

B. Val – Phe – Gly – Ala.

C. Ala – Val – Phe – Gly.

D. Gly – Ala – Phe – Val.

Câu 9:

Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10:

Trong phân tử Gly – Ala, amino axit đầu C chứa nhóm:

A. NO2

B. NH2

C. COOH

D. CHO

Câu 11:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12:

Đipeptit X có công thức: H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:

A. Gly – Val

B. Gly – Ala

C. Ala – Gly

D. Ala – Val

Câu 13:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh.

B. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit.

C. Có 3 α - amino axit khác nhau có thể tạo tối đa 6 tripeptit.

D. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure.

Câu 14:

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. H2N-CH2-COOH

B. CH3COONH4

C. NaHCO3

D. H2N-C6H4-NH2

Câu 15:

Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

A. Ala – Val – Gly

B. Glucozơ

C. Glyxerol

D. Gly – Ala

Câu 16:

Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:

A. Màu xanh lam

B. Màu vàng

C. Màu đỏ máu

D. Màu tím

Câu 17:

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipetit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là

A. Gly, Val

B. Ala, Val

C. Gly, Gly

D. Ala, Gly

Câu 18:

Thuỷ phân hợp chất

      H2N−CH2−CO−NH−CH−CO−NH−CH−CO−NH−CH2−COOH

                                          |                          |

                                          CH2−COOH      CH2C6H5

thu được các aminoaxit

A. H2N-CH2-COOH; H2N-CH(CH2-COOH)-CO-NH2 và H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH

B. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH

C. H2N-CH2-COOH; H2N-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH

D. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH

Câu 19:

Câu nào sau đây không đúng?

A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho 1 hỗn hợp các  muối.

B. Phân tử khối của 1 amino axit (gồm 1 chức NH2 và 1 chức COOH) luôn luôn là số lẻ.

C. Các amino axit đều tan trong nước.

D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.

Câu 20:

Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:

A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.

C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.

D. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH(CH3)-COOH.