100 câu trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Protein nâng cao (P3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là
A. 0,015
B. 0,025
C. 0,020
D. 0,012
Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với Vml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12
B. 20,86
C. 23,38
D. 16,18
Một α-amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 13,35 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,825 gam muối. X là
A. valin
B. axit glutamic
C. alanin
D. glyxin
Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN : mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần đủ 120ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 13,36
B. 14,20
C. 13,00
D. 12,46
Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dd chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N–[CH3]3–COOH.
B. H2N–[CH2]2–COOH.
C. H2N–[CH2]4–COOH.
D. H2N–CH2–COOH.
Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,9.
B. 18,85.
C. 17,25.
D. 16,6.
Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-(CH2)2-COOH.
B. H2N-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-(CH2)3-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,195.
B. 6,246.
C. 7,115.
D. 9,876.
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là . Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,2
B. 10,8
C. 9,4
D. 9,6
Một hợp chất X có khối lượng phân tử bằng 103. Cho 51,50 gam X phản ứng hết với 500ml dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminoaxit và ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2). Cô cạn Y thu m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 52,5
B. 55,5
C. 59,5
D. 48,5
Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 9,9
B. 4,95
C. 10,782
D. 21,564
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:
A. 0,04
B. 0,05
C. 0,06
D. 0,07
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
A. Phenylalanin
B. Alanin
C. Valin
D. Glyxin
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOH3NCH=CH2.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH2=CHCOONH4.
D. H2NCH2COOCH3.
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
A. 0,70
B. 0,50
C. 0,65
D. 0,55
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy qùy tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là?
A. 10,8
B. 9,4
C. 8,2
D. 9,6
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là
A. 85.
B. 68.
C. 45.
D. 46.
Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOONH3CH2CH3.
B. CH3COONH3CH3.
C. CH3CH2COONH4.
D. HCOONH2(CH3)2.
Đốt cháy hoàn toàn 8,7g amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 11,2 lít N2 (đktc). Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với A?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 7 và 1,0.
B. 8 và 1,5.
C. 8 và 1,0.
D. 7 và 1,5.