100 câu trắc nghiệm Cacbohidrat cơ bản (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.

B. Cacbohiđrat được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.

C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.

D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.

Câu 2:

Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozơ

B. Amilozơ

C. Saccarozơ

D. Glucozơ.

Câu 3:

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 4:

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Saccarozơ.

B. Glucozơ.

C. Tinh bột.

D. Xenlulozơ.

Câu 5:

Chất nào không bị thủy phân?

A. Amilozơ.

B. Glucozơ.

C. Saccarozơ.

D. Xelulozơ.

Câu 6:

Chất nào sau đây không phải là cacbohiđrat?

A. Triolein.

B. Sacarozơ.

C. Tinh bột.

D. Xenlulozơ.

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohidrat.

B. Trung dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.

C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc. 

D. Glucozơ và fructozơ đều là đồng phân của nhau.

Câu 8:

Cho dãy chất gồm: glucozơ, fructozơ, triolein, metyl acrylat, saccarozơ, etyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozo được gọi là đường nho. 

B. Polime tan tốt trong nước.

C. Trimetylamin là chất khí ở điều kiện thường. 

D. Triolein là chất béo no.

Câu 10:

Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?

A. Saccarozơ

B. Fructozơ

C. Glucozơ

D. Amilopectin

Câu 11:

Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Phản ứng thủy phân

B. Đều là monosaccarit.

C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh

D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 12:

Mô tả nào dưới đây không đúng về glucozơ?

A. Chất rắn, không màu, tan trong nước và có vị ngọt.

B. Là hợp chất tạp chức.

C. Còn có tên gọi là đường mật ong.

D. Trong máu người có nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%.

Câu 13:

Chất nào sau đây không thủy  phân trong môi trường axit ?

A. Tinh bột.

B. Xenlulozơ.

C. Fructozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 14:

Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X

A. Fructozơ.

B. Tinh bột.

C. Glucozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

Saccarozơ và glucozơ đều

A. chứa nhiều nhóm OH ancol.

B. có chứa liên kết glicozit trong phân tử.

C. có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.

Câu 16:

Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là 

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 17:

Cho các phát biểu sau:

(1) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(2) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. 

(3) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.

(5) Trong mật ong chứa nhiều fructozo.

(6) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

Số phát biểu sai 

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 18:

Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ ta thu được sản phẩm là

A. fructozơ

B. glucozơ

C. saccarozơ

D. axit gluconic

Câu 19:

Một cacbohidrat (Z) có thể tham gia các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

(Z)Cu(OH)2/NaOHdung dịch xanh lam t° kết tủa đỏ gạch

Hợp chất (Z) có thể là:

A. Glucozơ

B. Saccarozơ

C. Fructozơ

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 20:

Glucozơ và fructozơ

A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2

B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử.

C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.

D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở