100 câu trắc nghiệm Cacbohidrat cơ bản (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Glucozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

B. H2 (xúc tác Ni, to).

C. CH3CHO.

D. dung dịch AgNO3/NH3, to.

Câu 2:

Fructozơ không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây?

A. Dung dịch AgNOtrong NH3, đun nóng.

B. Hcó Ni xúc tác, đun nóng.

C. Nước brom.

D. Cu(OH)trong môi trường kiềm.

Câu 3:

Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất? 

A. Phản ứng với H2/Ni, t0.

B. Phản ứng với dung dịch brom.

C. Phản ứng với Cu(OH)2.

D. Phản ứng với Na.

Câu 4:

Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử

A. hiđro.

B. nitơ.

C. cacbon.

D. oxi.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tinh bột dễ tan trong nước.

B. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.

C. Xenlulozơ tan trong nước Svayde.

D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Câu 6:

Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là

A. xenlulozơ.

B. saccarozơ.

C. tinh bột.

D. tristearin.

Câu 7:

Cho dãy chuyển hóa sau: X → tinh bột → glucozơ → Y + X

Hai chất X, Y lần lượt là:

A. CH3OH và C2H5OH.

B. C2H5OH và CH3COOH

C. CO2 và C2H5OH.

D. CH3CHO và C2H5OH.

Câu 8:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là

A. Fructozơ.

B. Amilopectin.

C. Xenlulozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 9:

Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch không phân nhánh. Tên gọi của Y là 

A. amilopectin. 

B. glucozơ

C. saccarozơ

D. amilozơ. 

Câu 10:

Cacbohiđrat X có đặc điểm:

- Bị thủy phân trong môi trường axit

- Thuộc loại polisaccarit

- Phân tử gồm nhiều gốc β – glucozơ

Cacbohidrat X là:

A. Xenlulozơ.

B. Glucozơ.

C. Tinh bột.

D. Saccarozơ.

Câu 11:

Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. vàng.

B. xanh tím.

C. hồng

D. nâu đỏ.

Câu 12:

Cacbohiđrat chứa đồng thời liên kết α–1,4–glicozit và liên kết α–1,6–glicozit trong phân tử là

A. tinh bột.

B. xenlulozơ.

C. saccarozơ.

D. fructozơ

Câu 13:

Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất thuộc loại monosaccarit là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 14:

Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng là

A. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.

B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.

C. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.

D. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

Câu 15:

Glucozơ thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của:

A. Ancol đa chức và andehit đơn chức.

B. Ancol đa chức và andehit đa chức.

C. Ancol đơn chức và andehit đa chức.

D. Ancol đơn chức và andehit đa chức. 

Câu 16:

Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là:

A. Saccarozơ

B. Glicogen

C. Tinh bột

D. Xenlulozơ

Câu 17:

Phát biểu đúng là

A. Thủy phân tinh bột tạo ra saccarozơ.

B. Xenlulozơ tan tốt trong nước.

C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xt Ni, to) tạo ra sorbitol.

Câu 18:

Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.

B. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ

C. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.

D. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức CHO.

Câu 19:

Thực nghiệm nào sau đây cho kết quả không phù hợp với cấu trúc của glucozơ?

A. Khử hoàn toàn tạo n-hexan

B. Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

C. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

D. Tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraaxetat.

Câu 20:

Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

A. Metyl fomat và axit axetic

B. Mantozơ và saccarozơ.

C. Fructozơ và glucozơ.

D. Tinh bột và xenlulozơ.