100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại nâng cao(P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)

A. b > 2a

B. b = 2a

C. b < 2a

D. 2b = a

Câu 2:

Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catot thoát ra. Kim loại M là:

A. Zn

B. Cu

C. Ni

D. Pb

Câu 3:

Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %):

A. 6,4 gam và 1,792 lít

B. 10,8 gam và 1,344 lít

C. 6,4 gam và 2,016 lít

D. 9,6 gam và 1,792 lít

Câu 4:

Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. thời gian điện phân là 40 phút. Khối lượng Cu sinh ra ở catot là:

A. 7,68g

B. 8,67g

C. 6,4g

D. 3,2g

Câu 5:

Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là

A. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2

B. KNO3, KCl và KOH.

C. KNO3 và Cu(NO3) 2.

D. KNO3 và KOH.

Câu 6:

Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 18,8g Cu(NO3)2 và 29,8g KCl điện cực trơ có màng ngăn.sau một thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 17,15g so với ban đầu, thể tích dung dịch là 400ml. Nồng độ mol lớn nhất của các chất sau điện phân là giá trị nào dưới đây?

A. 1,00 M.

B. 2,00 M

C. 0,25 M

D. 0,50 M

Câu 7:

Điện phân dung dịch A chứa 0,4 mol M(NO3)2 và 1 mol NaNO3 với điện cực trơ trong thời gian 48 phút 15 giây thì thu được 11,52 gam kim loại M bên catot và 2,016 lít khí tại anot. Cho các phát biểu sau:

1. M là Cu.

2. Cường độ dòng điện đã dùng bằng 10 (A).

3. Thời gian điện phân dung dịch mất hết M2+ với cường độ dòng điện 12 (A) là là 48 phút 15 giây.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 8:

Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 18,90 gam

B. 37,80 gam

C. 39,80 gam

D. 28,35 gam

Câu 9:

Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %):

A. 6,4 gam và 1,792 lít

B. 10,8 gam và 1,344 lít

C. 6,4 gam và 2,016 lít

D. 9,6 gam và 1,792 lít

Câu 10:

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

A. NaOH

B. H2SO4

C. FeSO4

D. MgSO4

Câu 11:

Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Cu, nhận thấy :

A. Nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi.

B. nồng độ Cu2+ giảm dần

C. Chỉ nồng độ SO42- thay đổi

D. nồng độ Cu2+ tăng dần

Câu 12:

Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại : FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc)?

A. 5,6 lit

B. 6,72 lit

C. 13,44 lit

D. 2,24 lit

Câu 13:

Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,80 lít.

B. 5,60 lít.

C. 6,72 lít.

D. 8,40 lít.

Câu 14:

Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là :

A. Fe3O4.

B. Fe2O3.

C. FeO.

D. ZnO.

Câu 15:

Hỗn hợp A dạng bột gồm Fe2O3 và Al2O3. Cho khí H2 dư tác dụng hoàn toàn với 14,2 gam hỗn hợp A nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn B. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì thấy thoát ra 2,24(l) khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là:

A. 60% Fe2O3 ; 40% Al2O3

B. 52,48% Fe2O3 ; 47,52% Al2O3.

C. 40% Fe2O3 ; 60% Al2O3

D. 56,34% Fe2O3 ; 43,66% Al2O3

Câu 16:

Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m

A. 0,224 lít và 14,48 gam

B. 0,672 lít và 18,46 gam

C. 0,112 lít và 12,28 gam

D. 0,448 lít và 16,48 gam

Câu 17:

Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 18:

Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Vậy 2 kim loại kiềm là?

A. Li và Na

B. Na và K

C. K và Rb

D. Rb và Cs

Câu 19:

Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2.

B. 1,8.

C. 2,0.

D. 2,4.

Câu 20:

Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là

A. 0,45.

B. 0,35.

C. 0,25.

D. 0,15.

Câu 21:

Cho a mol AlCl3 vào 1 lít dung dịch NaOH có nồng độ b M được 0,05 mol kết tủa, thêm tiếp 1 lít dung dịch NaOH trên thì được 0,06 mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 0,15 và 0,06.

B. 0,09 và 0,18.

C. 0,09 và 0,15.

D. 0,06 và 0,15.

Câu 22:

X là dung dịch chứa 0,1 mol AlCl3, Y là dung dịch chứa 0,32 mol NaOH. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:

-Thí nghiệm 1: Cho từ từ Y vào X, sau khi cho hết Y vào X được a gam kết tủa.

-Thí nghiệm 2: Cho từ từ X vào Y, sau khi cho hết X vào Y được b gam kết tủa.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. a = b = 3,12.

B. a = b = 6,24.

C. a = 3,12, b = 6,24.

D. a = 6,24, b = 3,12.

Câu 23:

X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X là

A. 3,2M.

B. 2,0M.

C. 1,6M.

D. 1,0M.

Câu 24:

Chia m gam hỗn hợp Na2O và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau:

-Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.

-Phần 2: Hoà tan vừa hết trong 140 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là

A. 2,26.

B. 2,66.

C. 5,32.

D. 7,0.

Câu 25:

Hoà tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và có 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 0,78 gam.

B. 0,81 gam

C. 1,56 gam.

D. 2,34 gam.