100 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại nâng cao(P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe; Fe3O4; FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4  và 0,16 mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2  và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2  dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là:

A. 48,80%

B. 33,60%

C. 37,33%

D. 29,87%

Câu 2:

X là hỗn hợp gồm Mg và MgO (trong đó Mg chiếm 60% khối lượng). Y là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6 gam X tan hoàn toàn vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa ba muối trung hòa) và hỗn hợp hai khí (gồm khí NO và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết Z có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol NaOH. Giá trị của m  là

A. 55,92.

B. 25,2.

C. 46,5.

D. 53,6.

Câu 3:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, ZT:

Các chất X, Y, ZT lần lượt là

A. MgCl2, CrCl3, AlCl3, KCl

B. CrCl3, AlCl3, MgCl2, KCl

C. CrCl3, MgCl2, KCl, AlCl3

D. AlCl3, CrCl3, MgCl2, KCl.

Câu 4:

Hình vẽ sau do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hóa học khi cắm hai lá Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào dung dịch H2SO4 loãng. Trong hình vẽ bên chi tiết nào chưa đúng?

A. Bề mặt hai thanh Cu và Zn.

B. Chiều dịch chuyển của electron trong dây dẫn.

C. Ký hiệu các điện cực.

D. Hiện tượng xảy ra trên điện cực Zn.

Câu 5:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.

(d) Cho Na vào dunh dịch CuSO4 dư.

(e) Nhiệt phân AgNO3.                                                       

(g) Đốt FeS2 trong không khí.

(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc các pahrn ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 6:

Thực hiện các thí nghiệm sau: 

(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4

(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. 

(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2

(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3.

Câu 7:

Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau :

(a) Fe3O4 và Cu (1:1)

(b) Na và Zn (1:1)

(c) Zn và Cu (1:1)

(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)

(e) FeCl2 và Cu (2:1)

(g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 8:

Cho 24,3 gam bột Al vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại và thu được V lít khí (ở đktc).Giá trị của V là:

A. 11,76 lít

B. 9,072 lít

C. 13,44 lít

D. 15,12 lít

Câu 9:

Hòa tan 12,8 gam bột Cu trong 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là

A. 2,24 lít.

B. 2,99 lít.

C. 4,48 lít.

D. 11,2 lít.

Câu 10:

Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp của NaOH và NaNO3 thấy xuất hiện 6,72 lít (đkc) hỗn hợp khí NH3 và H2 với số mol bằng nhau. Khối lượng m bằng:

A. 6,72 gam.

B. 7,59 gam.

C. 8,10 gam.

D. 13,50 gam.

Câu 11:

Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra  hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:

A. 360 ml

B. 240 ml

C. 400 ml  

D. 120 ml

Câu 12:

Đem điện phân 200ml dung dịch NaCl 2M (d = 1,1g/ml) với điện cực bằng than có màng ngăn xốp và dung dịch luôn luôn được khuấy đều. Khí ở catot thoát ra 22,4 lít khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn thì ngừng điện phân. Cho biết nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH sau điện phân:

A. 8,38 %

B. 54,42%

C. 16,64%

D. 8,32%

Câu 13:

Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10% đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là:

A. 149,3 lít và 74,7 lít

B. 156,8 lít và 78,4 lít

C. 78,4 lít và 156,8 lít

D. 74,7 lít và 149,3 lít

Câu 14:

Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 (d = 1,25 g/ml) với điện cực graphit (than chì) thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5 M. Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là:

A. 12,8 %

B. 9,6 %

C. 10,6 %

D. 11,8 %

Câu 15:

Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Kim loại trong muối là:

A. Na

B. Ca

C.K

D. Mg

Câu 16:

Cho các phát biểu sau :

(a)  Kim loại kiềm là những nguyên tố nhóm s

(b) Các kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

(c) Các kim loại kiềm mềm do liên kết kim loại trong tinh thể yếu

(d) Ứng dụng kim loại xexi dùng làm tế bào quang điện 

(e) Phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.

Số phát biểu đúng là :

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 17:

So sánh độ dẫn điện của hai dây dẫn bằng đồng tinh khiết, có khối lượng bằng nhau. Dây thứ nhất chỉ có một sợi. Dây thứ hai gồm một bó hàng trăm sợi nhỏ. Độ dẫn điện của hai dây dẫn là

A. không so sánh được.

B. dây thứ hai dẫn điện tốt hơn.

C. dây thứ nhất dẫn điện tốt hơn.

D. bằng nhau.

Câu 18:

Kim loại nào sau đây phản ứng được với cả hai dung dịch là dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

A. Na.

B. Al.

C. Fe.

D. Cu.

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(2) Các kim loại Ag, Fe, Cu và Mg đều được điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.

(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 20:

Dẫn khí CO (dư) đi qua hỗn hợp gồm Al2O3, FeO, CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Để hòa tan hết X có thể dùng dung dịch (loãng, dư) nào sau đây?

A. NaOH.

B. Fe2(SO4)3.

C. H2SO4.

D. HNO3.

Câu 21:

Khi không có không khí, hai kim loại nào sau đây đều tác dụng với HCl trong dung dịch theo cùng tỉ lệ số mol?

A. Na và Mg.

B. Fe và Al.

C. Na và Zn

D. Fe và Mg.

Câu 22:

Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Ở catot xảy ra sự khử ion kim loại Natri.

B. Ở anot xảy ra sự oxi hóa H2O.

C. Ở anot sinh ra khí H2.

D. Ở catot xảy ra sự khử nước.

Câu 23:

Cho các phát biểu sau

(1) Các kim loại Fe, Ni, Zn đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó.

(2) Trong dung dịch Na, Fe đều khử được AgNO3 thành Ag.

(3) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.

(4) Hỗn hợp Na và Al có thể tan hoàn toàn trong nước.

(5) Tính oxi hóa của Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.

Tổng số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 24:

Cho thứ tự trong dãy điện hóa của một cặp oxi hóa- khử như sau Al3+/Al; Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Pb2+/Pb; Ag+/Ag. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Nguyên tử Pb có thể khử Zn2+ trong dung dịch.

B. Nguyên tử Ag có thể khử Zn2+ trong dung dịch.

C. Nguyên tử Fe có thể khử Zn2+ trong dung dịch.

D. Nguyên tử Al có thể khử Zn2+ trong dung dịch.

Câu 25:

Có 5 kim loại là Mg, Ba, Zn, Fe, Ag. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được các kim loại

A. Mg, Ba, Zn, Fe

B. Mg, Ba, Zn, Fe, Ag

C. Mg, Ba, Zn

D. Mg, Ba, Cu