100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm cơ bản (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:

A. Khí hiđro thoát ra mạnh.

B. Khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.

C. Lá nhôm bốc cháy.

D. Lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.

Câu 2:

Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là:

A. NaCl

B. Na2SO4

C. NaOH

D. NaNO3

Câu 3:

Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. Ca.

B. Li.

C. Be.

D. K.

Câu 4:

Hãy chọn phương pháp đúng: Để làm mềm nước cứng tạm thời, có thể dùng phương pháp sau:

A. Cho tác dụng với NaCl

B. Tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ

C. Đun nóng nước

D. B và C đều đúng

Câu 5:

Tiền hành thí nghiệm sau

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4

(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4

(3) Sục khí CO2(dư) vào dung dịch Na2SiO3

(4) Sục khí khí CO2(dư) vào dung dịch Ca(OH)2

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Câu 6:

Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là:

A. KNO3

B. FeCl3

C. BaCl2

D. K2SO4

Câu 7:

Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch

A. KNO3.

B. HCl.

C. NaNO3.

D. KCl.

Câu 8:

Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?

A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA

B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện

D. Mức oxi hóa đặc trưng +3

Câu 9:

Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy

A. Có kết tủa trắng và bọt khí

B. Không có hiện tượng gì

C. Có kết tủa trắng

D. Có bọt khí thoát ra

Câu 10:

Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Thạch cao nung nóng (CaSO4.H2O)

B. Thạch cao sống  (CaSO4.2H2O)

C. Đá vôi (CaCO3)

D. Vôi sống CaO

Câu 11:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau :

CaO +X CaCl2 +YCa(NO3)2+ZCaCO3

Công thức X, Y,Z lần lượt là :

A. Cl2 , HNO3, CO2

B. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3

C. HCl, HNO3, Na2CO3

D. Cl2, AgNO3, MgCO3

Câu 12:

Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:

A. bọt khí và kết tủa trắng

B. bọt khí bay ra

C. kết tủa trắng xuất hiện

D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần

Câu 13:

Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Na, K, Ba

B. Mg, Ca, Ba

C. Na, K , Ca

D. Li , Na, Mg

Câu 14:

Al phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. Na2SO4, KOH

B. NaOH, HCl

C. KCl, NaNO3

D.NaCl, H2SO4

Câu 15:

Chất phản ứng đưc với dung dch H2SO4  tạo ra kết tủa là:

A. BaCl2.

B. Na2CO3.

C. NaOH.

D. NaCl

Câu 16:

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là:

A. R2O3

B. RO2

C. R2O

D. RO

Câu 17:

Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2

B. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2

C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3

D. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2

Câu 18:

Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là:

A. FeSO4 + HNO3

B. KOH + Ca(HCO3)2

C. MgS + H2O

D. BaO + NaHSO4

Câu 19:

Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thì có hiện tượng nào sau đây ?

A. Dung dịch vẫn trong suốt

B. Xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần đến hết

C. Xuất hiện kết tủa và kết tủa này không tan

D. Xuất hiện kết tủa và có khí không mùi thoát ra

Câu 20:

Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. N, Si, Mg, K.

B. Mg, K, Si, N.

C. K, Mg, N, Si.

D. K, Mg, Si, N.