1.1. Khái niệm

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các chất sau:

(1) H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH

(2) H2N-CH2CO-NH-CH2-CH2-COOH

(3) H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-COOH

(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH

(5) NH2-CO-NH2   

(6) CH3-NH-CO-CH3

(7) HOOC-CH2-NH-CO-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2

Trong các chất trên, số peptit là:

A. 1. 

B. 2. 

C. 3. 

D. 4. 

Câu 2:

Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì có trong thành phần chính của nhân tế bào và nguyên sinh chất. Protein cũng là hợp phần chủ yếu trong thức ăn con người. Trong phân tử protein, các gốc α – aminoaxit được gắn với nhau bằng liên kết

A. glicozit. 

B. peptit

C. amit. 

D. hiđro.

Câu 3:

Tripeptit là hợp chất 

A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. 

B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

Câu 4:

Một trong những điểm khác nhau của protein so với lipit và glucozơ là:

A. protein luôn chứa nitơ 

B. protein luôn chứa nhóm chức hiđroxyl (-OH)

C. protein luôn chứa oxi 

D. protein luôn không tan trong nước

Câu 5:

Một trong những điểm khác nhau của protein so với lipit và glucozơ là

A. protein luôn chứa chức hiđroxyl. 

B. protein luôn là chất hữu cơ no.

C. protein có khối lượng phân tử lớn hơn. 

D. protein luôn chứa nitơ.

Câu 6:

Axit glutamic là chất có trong protein tự nhiên. Phân tích thành phần của axit glutamic cho thấy: %C = 40,82%; %H = 6,12%; %O = 43,54% và %N = 9,52%. Biết axit glutamic có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số nguyên tử cacbon có trong một phân tử axit glutamic là

A. 2. 

B. 6. 

C. 5. 

D. 4.