15 Câu trắc nghiệm luyện tập Polime và vật liệu Polime có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?

A. axit axetic

B. etylamin

C. buta-l,3-đien

D. axit  ε-amino caproic

Câu 2:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. xenlulozơ

B. amilozơ

C. amilopectin

D. cao su lưu hoá

Câu 3:

Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ?

A. tơ nilon-6,6

B. tơ nitron

C. tơ visco

D. tơ xenlulozơ axetat

Câu 4:

Trong các polime sau : poli(metyl metacrylat), poli(etylen terephtalat), polietilen, nilon-6,6. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là

A. 1

B. 2.   

C. 3

D. 4

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic

B. Poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp

D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên

Câu 6:

Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ?

A. nilon-6,6

B. polibutađien

C. poli(vinyl clorua)

D. polietilen

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. tơ visco là tơ tổng hợp

B. polietilen dùng làm chất dẻo

C. nilon-6 là tơ thiên nhiên

D. poliacrilonitrin dùng làm cao su

Câu 8:

Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH X1 + X2 + H2O;  (b) X + H2SO4X3 + Na2SO4; (c) nX3 + nX4  nilon-6,6 + 2nH2O;  (d) 2X2 + X3  X5 + 2H2O 

Phân tử khối của X5 là 

A .216

B. 202

C. 174

D. 198

Câu 9:

Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

A. 113 và 152

B. 121 và 114

C. 121 và 152

D. 113 và 114

Câu 10:

Từ 4 tấn C2H4  có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)  

A. 2,55           

B. 2,8              

C. 2,52                     

D. 3,6

Câu 11:

Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su là          

A. 1:2

B. 1:1

C. 2:1

D. 3:1

Câu 12:

Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là

A. PE

B. PP

C. PVC

D. Teflon

Câu 13:

Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng ta thêm 400 ml dung dịch nước brom 0,125M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thấy dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là

A. 4,16 gam

B. 5,20 gam

C. 1,02 gam

D. 2,08 gam

Câu 14:

Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: 

Gỗ 35% glucozơ  80% ancol etylic 60%Butađien-1,3 100%Cao su Buna

Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?

A. 35,714 tấn.

B. 17,857 tấn

C. 8,929 tấn

D. 18,365 tấn

Câu 15:

Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là

A. 80% ; 22,4 gam

B. 90% ; 25,2 gam

C. 20% ; 25,2 gam

D. 10%; 28 gam