15 Đề thi Ngữ văn 8 Học kì 1 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)

Bộ đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (có đáp án 2024) chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 222 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 25k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

 

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện cười

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

 

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện cười

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ.

- Nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

Thông hiểu:

- Nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ và nghĩa hàm ẩn, giải thích được một số câu tục ngữ thông dụng,

Vận dụng:

- Vận dụng những bài học được gợi ra trong câu chuyện để áp dụng vào cuộc sống

 

3TN

 

5TN

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng các khía cạnh của vấn đề.

- Nêu được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm về đời sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng số câu

 

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - (Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.

Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã khôngcó Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.

Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận xã hội

B. Nghị luận văn học

C. Truyện ngắn

D. Truyện lịch sử

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 3. Dòng nào nêu lên luận đề của văn bản?

A. Sự kiên nhẫn

B. Chìa khóa của sự thành công

C. Người bình thường với ý chí phi thường

D. Sống phải có ước mơ

Câu 4. Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người?

A. Sự tài năng

B. Sự giúp đỡ của người khác

C. Sự bền bỉ

D. Có ước mơ

Câu 5 (1,0 điểm) Theo anh (chị) vì sao tác giả cho rằg bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon?

Câu 6 (1,0 điểm) Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng: “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan,Doraemon” có tác dụng gì?

Câu 7 (1,0 điểm) Anh chị đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.”? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - (Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì?

Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu)

Câu 1. Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Ca ngợi sự nhanh trí của quan.

Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

D. Cả A và B

Câu 7. Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?

A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.

B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.

C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

Câu 8. Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.

C. Hay nịnh nọt cấp trên.

D. Khinh ghét người nghèo khổ.

Câu 9 (1 điểm) Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm) Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 222 lượt xem
Mua tài liệu