200 Bài tập Cacbohidrat ôn thi Đại học có lời giải (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho dãy các chất sau: saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Cho 100 ml dung dịch glucozơ nồng độ aM phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 4,32g Ag. Giá trị của a là
A. 0,02.
B. 0,04.
C. 0,2.
D. 0,4.
Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl (nhóm OH), người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. AgNO3 trong dung dịch amoniac, đun nóng.
B. Kim loại K.
C. Anhiđrit axetic (CH3CO)2O.
D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,20.
B. 2,16.
C. 10,8.
D. 21,6.
Để điều chế 25,245 kg xenlulozơ trinitrat, người ta cho xenlulozơ tác dụng với dung dịch chứa m kg HNO3 (xúc tác là H2SO4 đặc) với hiệu suất đạt 85%. Giá trị của m là
A. 22,235.
B. 15,7.
C. 18,9.
D. 20,79.
Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, metyl fomat, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo sản phẩm tác dụng với Cu(OH)2 và tráng bạc là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl (nhóm OH), người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. Kim loại NA.
Lên men 90 kg glucozơ thu được V lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Giá trị của V là
A. 46,0.
B. 57,5.
C. 23,0.
D. 71,9.
Saccarozơ có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
A. H2O/H+,to; Cu(OH)2, to thường.
B. Cu(OH)2, to thường; dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cu(OH)2 đun nóng; dung dịch AgNO3/NH3.
D. Lên men, Cu(OH)2 đun nóng.
Lên men m kg glucozơ chứa trong nước quả nho được 100 lít rượu vang 10o. Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giả thiết rằng trong nước quả nho chỉ có đường glucozơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17,0.
B. 17,5.
C. 16,5.
D. 15,0.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với dung dịch brom tạo thành muối amoni gluconat.
B. Glucozơ có rất nhiều trong mật ong (khoảng 40%).
C. Xenlulozơ tan được trong dung dịch Cu(OH)2/NaOH tạo thành dung dịch xanh lam.
D. Đốt cháy saccarozơ thu được nCO2 > nH2O.
Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.
B. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạC.
C. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.
D. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ trong phân tử fructozơ có nhóm chức –CHO.
Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (H = 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5g/ml) phản ứng với xenlulozơ. Giá trị của V là
A. 36.
B. 60.
C. 24.
D. 40.
Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ, ta dùng
A. phản ứng màu với dung dịch I2.
B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
C. phản ứng tráng bạc.
D. phản ứng thủy phân.
Một dung dịch có các tính chất:
- Hòa tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam.
- Bị thủy phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
- Không khử được dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.
Dung dịch đó là:
A. mantozơ.
B. fructozơ.
C. saccarozơ.
D. glucozơ
Đốt cháy 24,48g hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ cần dùng 0,84 mol O2. Mặt khác, đun nóng 24,48g X trong môi trường axit, được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 43,2.
B. 25,92.
C. 34,56.
D. 30,24.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh.
B. Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt.
C. Tinh bột không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
D. Etanol có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột.
Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 2,16.
B. 10,8.
C. 21,6.
D. 7,2.
Glucozơ còn được gọi là
A. đường nho.
B. đường mật ong.
C. đường mía.
D. đường mạch nha.
Trong các công thức sau đây, công thức nào là của xenlulozơ:
A. [C6H5O2(OH)5]n.
B. [C6H7O2(OH)2]n.
C. [C6H5O2(OH)3]n.
D. [C6H7O2(OH)3]n.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.
D. Metyl α-glicozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.
Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ không tham gia phản ứng công hiđro ( xúc tác Ni, đun nóng).
(2) Metyl amin làm quỳ tím ẩm đổi sang màu xanh.
(3) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(4) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng.
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4)
Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T có thể lần lượt là
A. Phenol, glucozo, glixerol, etyl axetat.
B. Anilin, glucozo, glixerol, etyl fomat.
C. Phenol, saccarozo, lòng trắng trứng, etyl fomat
D. Glixerol, glucozo, etyl fomat, metanol.
Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Saccarozo.
B. Amilozo.
C. Glucozo.
D. Xenlulozo.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân saccarozo trong môi trường axit, thu được glucozo và fructozo.
B. Trong nước, brom khử glucozo thành axit gluconic.
C. Trong phân tử cacbohiđrat, nhất thiết phải có nhóm chức hiđroxyl (-OH).
D. Glucozo và fructozo là đồng phân cấu tạo của nhau.
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y và Z
Các chất X, Y và Z lần lượt là:
A. Benzylamin, glucozơ và saccarozơ
B. Glyxin, glucozơ và fructozơ.
C. Anilin, glucozơ và fructozơ.
D. Anilin, fructozơ và saccarozơ.
Cho các phát biểu sau:
(1) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon.
(2) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức.
(3) Thủy phân hoàn toàn este trong dung dịch kiềm là phản ứng một chiều.
(4) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbonoxit.
(5) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ.
(6) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.
Số phát biểu đúng là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Cho các phát biểu sau:
(1) Hidro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic
(2) Phản ứng thuỷ phân xenlulozo xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(3) Xenlulozo trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(4) Saccarozo bị hoá đen trong H2SO4 đặc.
(5) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc.
(6) Nhóm cacbohidrat còn được gọi là gluxit hay saccarit thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
(7) Fructozơ chuyển thành glucozo trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
(8) Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O
(9) Thủy phân (xúc tác H+ ,t°) saccarozo cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit
(10) Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2
(11) Sản phẩm thủy phân xenlulozo (xúc tác H+, t°) có thể tham gia phản ứng tráng gương
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Polime X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanh tím. Polime X là
A. xenlulozơ.
B. glicogen.
C. saccarozơ.
D. tinh bột.
Để tránh lớp tráng bạc lên ruột phích, người ta cho chất X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. tinh bột.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. etyl axetat.
Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Xenlulozo.
B. Glucozo.
C. Saccarozo.
D. Tinh bột.
Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozo. Tên gọi của X là
A. saccarozo.
B. amilopectin.
C. xenlulozo.
D. fructozo.
Để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ có thể dùng
A. Na
B. dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. Cu(OH)2.
D. nước Br2.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
C. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
D. Glucozơ bị thủy phân trong môi truờng axit.
Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen đuợc điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thuờng, anilin là chất rắn.
(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(f) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
X, Y, Z, T lần lượt là:
A. anilin, tinh bột, axit glutamic, glucozơ.
B. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.
C. anilin, axit glutamic, tinh bột, glucozơ.
D. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.
Thủy phân 410,40 gam saccarozơ, thu được m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ (hiệu suất 80%). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của a là
A. 414,72.
B. 437,76.
C. 207,36.
D. 518,40.
Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Glucozo.
B. Xenlulozo.
C. Saccarozo.
D. Tinh bột.
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenlulozo.
B. Saccarozo.
C. Glucozo.
D. Tinh bột.
Tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. tơ tằm.
B. sợi bông.
C. tơ nilon -6,6.
D. tơ capron.