200 Bài tập Cacbohidrat ôn thi Đại học có lời giải (P6)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 , thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 10 ml dung dịch NaOH 2M. giá trị của m là
A. 5,5.
B. 11.
C. 6,0.
D. 12,0.
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m l
A. 8,1.
B. 4,5.
C. 18,0.
D. 9,0.
Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô vơ loãng sẽ thu được
A. xenlulozo.
B. glixerol.
C. etyl axetat.
D. glucozo.
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 75%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,03 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 6 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 4,536.
B. 4,212.
C. 3,564.
D. 3,888.
Từ 16,2 kg gạo có chứa 81% tinh bột có thể sản xuất được V lít ancol etylic 23o, biết hiệu suất của cả quá trình lên men đạt 75%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của là
A. 30,375 lít.
B. 37,5 lít.
D. 24,3 lít
C. 40,5 lít.
Đốt cháy hoàn toàn 11,64 gam hỗn hợp X (glucozo, fructozo, metanal, axit axetic, metyl fomiat, saccarozo, tinh bột) cần 8,96 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Lọc tách kết tủa, thấy khối lượng dung dịch thay đổi bao nhiêu gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu
A. tăng 24,44 gam.
B. tăng 15,56 gam.
C. giảm 15,56 gam.
D. giảm 40,0 gam.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
B. Đường saccarozơ còn gọi là đường nho.
C. Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 phân biệt saccarozơ và glucozơ.
D. Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch Br2 thu được axit gluconic.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Xenlulozơ thuộc loại đisaccarit.
B. Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).
C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ đa chức.
D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fructozo, phenyl fomat, glucozo, andehit axetic, metyl axetat, saccarozo, natri fomat, vinyl axetilen lần lượt vào dung dịch AgNO3/NH3. Trong điều kiện thích hợp số chất có thể khử được ion Ag+ là
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Thủy phân 29,16 gam tinh bột trong môi trường axit với hiệu suất của phản ứng là 75%, lấy toàn bộ lượng glucozơ sinh ra tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng (dùng dư) thu được lượng Ag là.
A. 38,88 gam
B. 29,16 gam
C. 58,32 gam
D. 19,44 gam.
Cho các tính chất vật lí và hóa học sau :
(1). Chất rắn, tan tốt trong nước.
(2). Tham gia phản ứng tráng gương.
(3). Phân tử tồn tại dạng ion lưỡng cực.
(4). Tham gia phản ứng thủy phân.
(5). Tạo phức với Cu(OH)2 màu tím.
Số tính chất đúng với saccarozơ là?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0.
B. 90,0.
C. 64,8.
D. 75,6
Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dd H2SO4 đun nóng là:
A. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
B. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.
C. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 18,0.
B. 16,2.
C. 10,8.
D. 9,0.
Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2.
B. 10,8.
C. 21,6.
D. 32,4.
Cho các phát biểu sau:
(1) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
(3) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “ len” đan áo rét.
(4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi).
(5) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Fructozơ.
D. Tinh bột.
Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.
B. 0,01M.
C. 0,02M.
D. 0,1M
Hợp chất hữu cơ nào sau đây không làm mất màu nước Br2?
A. glucozơ
B. axit acrylic
C. vinyl axetat
D. fructozơ
Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là :
A. đường phèn.
B. mật mía.
C. mật ong.
D. đường kính.
Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Để nhận biết glucozơ và fructozơ ta dùng nước Br2.
B. Glucozơ và fuctozơ đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
C. Saccarozơ chỉ tồn tại dạng mạch vòng.
D. Dùng Cu(OH)2 có thể nhận biết được glucozơ, fructozơ và saccarozơ.
Điều nào sau đây là sai khi nói về glucozơ và fructozơ?
A. Đều làm mất màu nước Br2.
B. Đều có công thức phân tử C6H12O6.
C. Đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
D. Đều tác dụng với H2 xúc tác Ni, t0.
Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Glucozơ
B. Chất béo
C. Saccarozơ
D. Xenlulozơ
Có các phát biểu sau đây:
(1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(2) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.
(5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.
(7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
Số phát biểu đúng là:
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Metylaxetat.
B. Glyxin.
C. Fructozơ.
D. Saccarozơ.
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. cộng H2 (Ni, t0).
B. tráng bạc.
C. với Cu(OH)2.
D. thủy phân.
Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Ancol etylic.
D. Fructozơ.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.
B. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan được Cu(OH)2.
C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
Thực hiện phản ứng thủy phân 20,52 gam saccarozơ trong (H+) với hiệu suất 75%. Trung hòa hết lượng H+ có trong dung dịch sau thủy phân rồi cho AgNO3/NH3 dư vào thấy có m gam Ag xuất hiện. Giá trị của m là:
A. 24,84
B. 22,68
C. 19,44
D. 17,28
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Fructozơ không làm mất màu nước brom.
B. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Gly-Ala-Val là 5.
D. Isoamyl axetat là este không no.
Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?
A. Tơ nitron.
B. Tơ visco.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ capron.
Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. tinh bột.
B. etyl axetat.
C. saccarozơ.
D. glucozơ.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc fructozơ.
B. Fructozơ không có phản ứng tráng bạc.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Saccarozơ không tham gia phản ứng thủy phân.
Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị của m là
A. 360.
B. 108.
C. 300.
D. 270.
Đường Fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua… rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là
A. C12H22O11.
B. C6H12O6.
C. C6H10O5.
D. CH3COOH.
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử saccarozơ do 2 gốc α–glucozơ và β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc α –glucozơ ở C1, gốc β –fructozơ ở C4 (C1–O–C4)
(2) Ở nhiệt độ thường : glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ đều là chất rắn kết tinh dễ tan trong nước và dung dịch của chúng đều hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(3) Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh do các mắt xích a–glucozơ tạo nên.
(4) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(5) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(6) Glucozơ làm mất màu dung dịch thuốc tím trong môi trường axit khi đun nóng.
(7) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(8) Glucozơ và fructozơ đều bị khử hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
(9) Chất béo rắn và chất béo lỏng có cùng thành phần nguyên tố.
(10). Các amin đều là những chất độc.
Số phát biểu không đúng là :
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Cho các chất glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Các chất trong đó đều có phản ứng tráng gương và phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh là
A. glucozơ, saccarozơ.
B. glucozơ, xenlulozơ.
C. saccarozơ, mantozơ.
D. glucozơ, mantozơ.
Chất không thuỷ phân trong môi trường axit là
A. xenlulozơ.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. glucozơ.
Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hoá học chung là
A. hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. phản ứng với nước brom.
C. phản ứng thuỷ phân.
D. có vị ngọt, dễ tan trong nước.
Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.