200 Bài tập Đại cương về Kim loại cơ bản, nâng cao có lời giải (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa là

A. 2, 3, 4.

B. 3, 4.

C. 1, 2, 3.

D. 2, 3.

Câu 2:

Cho 4,69g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,464 lít H2 ở đktC. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là: 

A. 10,68

B. 10,74

C. 12,72

D. 12,5

Câu 3:

Điện phân nóng chảy 23,4g muối clorua của 1 kim loại kiềm R thu được 4,48 lít khí (đktc) ở anot. R là:

A. Li.

B. Na

C. K.

D. Rb

Câu 4:

Cho Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Bỏ qua sự thủy phân của các muối. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

C. Fe(NO3)3 và AgNO3.

D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

Câu 5:

Cho x mol hỗn hợp hai kim loại M và N tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3, tỉ lệ x : y = 1 : 3. Kết thúc phản ứng thu được khí Z và dung dịch chỉ chứa các ion M2+, N3+, NO3-, trong đó số mol ion NO3- gấp 2,5 lần tổng số mol 2 ion kim loại. Khí Z là

A. NO2.

B. NO.

C. N2.

D. N2O.

Câu 6:

Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân, khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là

A. 8,7.

B. 18,9.

C. 7,3.

D. 13,1.

Câu 7:

Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan

B. CaCl2 nóng chảy.

C. NaOH nóng chảy.

D. HBr hòa tan trong nước.

Câu 8:

Kim loại nào trong số các kim loại: Al, Fe, Ag, Cu có tính khử mạnh nhất?

A. Fe.

B. Ag.

C. Al.

D. Cu.

Câu 9:

Để bảo vệ vỏ tàu biển người ta thường dùng phương pháp nào sau đây?

A. Dùng hợp kim chống gỉ.

B. Dùng chất chống ăn mòn.

C. Mạ 1 lớp kim loại bền lên vỏ tàu

D. Gắn các lá Zn lên vỏ tàu.

Câu 10:

Cho 5,2g hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của dung dịch Y là

A. 152g.

B. 146,7g.

C. 175,2g.

D. 151,9g.

Câu 11:

Phương trình phản ứng nào sau đây sai?

A. Fe +H2SO4 đặc  FeSO4 + H2

B. Cu + 2H2SO4 đặc   Cu(SO4) + SO2+ 2H2O

C. 2Al +6H2SO4 đặc   Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Câu 12:

Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3; 0,1 mol CuCl2 và 0,15 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với dòng điện I = 1,34A trong thời giAn 12 giờ. Khi dừng điện phân thì khối lượng catot tăng:

A. 7,8g

B. 6,4g.

C. 9,2g.

D. 11,2g.

Câu 13:

Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân là do: 

A. W là kim loại rất dẻo.

B. W là kim loại nhẹ và bền.

C. W có khả năng dẫn điện tốt.

D. W có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Câu 14:

Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)?

A. Ion Br- bị oxi hóa.

B. Ion Br- bị khử.

C. Ion K+ bị oxi hóa.

D. Ion K+ bị khử.

Câu 15:

Cho 8,6g hỗn hợp gồm Cu, Cr, Al nung nóng trong oxi dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,8g hỗn hợp X. Để tác dụng hết với các chất có trong X cần V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là

A. 0,25

B. 0,15.

C. 0,2.

D. 0,1.

Câu 16:

Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn?

A. Fe – Sn

B. Fe – Zn.

C. Fe – Cu.

D. Fe – PB.

Câu 17:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trung của kim loại?

A. Tác dụng với dung dịch muối.

B. Tác dụng với bazơ.

C. Tác dụng với phi kim.

D. Tác dụng với axit.

Câu 18:

Các kim loại chỉ tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng mà không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội là

A. Cu và Fe.

B. Fe và Al.

C. Mg và Al

D. Mg và Cu.

Câu 19:

Lấy 14,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp Y.

A. 400 ml.

B. 600 ml.

C. 500 ml.

D. 750 ml.

Câu 20:

Đốt cháy 6,72g kim loại M với oxi dư thu được 8,4g oxit. Nếu cho 5,04g M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích khí NO ở đktc là

A. 1,176 lít.

B. 2,016 lít.

C. 2,24 lít.

D. 1,344 lít.

Câu 21:

Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98g X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 46,888.

B. 51,242.

C. 60,272.

D. 62,124.

Câu 22:

Kim loại không tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3

A. Fe.

B. Cu.

C. Ag.

D. Al.

Câu 23:

Cho hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với HNO3, phản ứng xong thu được dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan. Chất tan đó là: 

A. HNO3..

B. Fe(NO3)3

C. Cu(NO3)2.

D. Fe(NO3)2

Câu 24:

Cho hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với HNO3, phản ứng xong thu được dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan. Chất tan đó là: 

A. HNO3..

B. Fe(NO3)3

C. Cu(NO3)2.

D. Fe(NO3)2

Câu 25:

Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Mặt khác, cho m gam hỗn hợp này phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,8 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 4,15.

B. 4,5.

C. 6,95.

D. 8,3.

Câu 26:

Cho 4 cặp oxi hóa-khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/cu. Dãy cặp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa và giảm dần tính khử là:

A. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe.

B. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag.

 

C. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu.

D. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag

Câu 27:

Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8g. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dung dịch H2S dư, thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là

A. 0,5M.

B. 1M

C. 1,125M.

D. 2M.

Câu 28:

Cho 33,9g hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1 : 2) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Hỗn hợp khí B có tỉ khối so với He bằng 8,375. Giá trị gần nhất của m là

A. 240.

B. 300.

C. 312.

D. 308.

Câu 29:

Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

A. Fe, Al, Cr.

B. Cu, Fe, Al.

B. Fe, Mg, Al.

D. Cu, Pb, Ag.

Câu 30:

Cho các phương trình ion rút gọn sau:

a) Cu2+ + Fe  Fe2+ + Cu b) Cu + 2Fe3+  2Fe2+ + Cu2+ c) Fe2+ + Mg Mg2+ + Fe

Nhận xét đúng là

A. Tính khử của Mg > Fe > Fe2+> Cu.

 

B. Tính khử của Mg > Fe2+ > Cu > Fe.

C. Tính oxi hóa của Cu2++ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+.

D. Tính oxi hóa của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+.

Câu 31:

Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa?

A. Natri cháy trong không khí.

B. Kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng.

C. Kẽm bị phá hủy trong khí clo.

D. Thép để trong không khí ẩm.

Câu 32:

Nếu ta thực hiện hoàn toàn các quá trình hóa học và điện hóa học sau đây: 

a) NaOH tác dụng với dung dịch HCl. b) NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.

c) Phân hủy NaHCO3 bằng nhiệt. d) Điện phân NaOH nóng chảy.

e) Điện phân dung dịch NaOH. g) Điện phân NaCl nóng chảy.

 

Số trường hợp ion Na+ có tồn tại là:

A. 3..

B. 4.

C. 5.

D. 6

Câu 33:

Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị xây xát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ sắt chậm nhất?

A. Sắt tráng kẽm.

B. Sắt tráng thiếc

C. Sắt tráng niken.

D. Sắt tráng đồng.

Câu 34:

Phương pháp điều chế kim loại kiềm là:

A. khử oxit bằng khí CO.

B. điện phân nóng chảy muối halogen hoặc hiđroxit của chúng.

C. điện phân dung dịch muối halogen

D. cho Al tác dụng với dung dịch muối.

Câu 35:

Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch HCl dư thu được V lít H2 ở đktC. Giá trị của V là:

A. 3,36.

B. 4,48.

C. 1,12.

D. 2,24. 

Câu 36:

Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được Cu kim loại?

A. Cu(NO3)2 dư.

B. MgSO4 dư.

C. Fe(NO3)2 dư.

D. FeCl3 dư.

Câu 37:

Các nguyên tố kim loại nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử?

A. Al, Fe, Zn, Mg.

B. Ag, Cu, Mg, Al.

C. Na, Mg, Al, Fe.

D. Ag, Cu, Al, Mg.

Câu 38:

Thực hiện các thí nghiệm sau: 

(1) Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

(2) Thép cacbon để trong không khí ẩm.

(3) Nhúng thanh kẽm trong dung dịch HCl.

(4) Nhúng thanh đồng trong dung dịch HNO3 loãng.

(5) Nhúng thanh kẽm trong dung dịch AgNO3.

(6) Nhúng thanh đồng trong dung dịch Fe(NO3)3.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là 

A. 4

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 39:

Hòa tan hết 6g hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 14,68g hỗn hợp muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của hợp kim là

A. 50% Cu và 50% Ag..

B. 64% Cu và 36 % Ag.

C. 36% Cu và 64% Ag

D. 60% Cu và 40% Ag

Câu 40:

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

A. vàng.

B. vonfram.

C. nhôm.

D. thủy ngân.