205 Câu trắc nghiệm Amin, Amino axit, Protein có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các chất sau: Saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. 1. 

B. 4

C. 3. 

D. 2.

Câu 2:

Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa các đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH, thu được muối và nước. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là

A. 3.

B. 1

C. 2.

D. 4

Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

(b) Aminoaxit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

(c) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc.

(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t0) thu được tripanmitin.

(e) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.

(f) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

Số phát biểu đúng là

A. 4. 

B. 5. 

C. 6. 

D. 3.

Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa đipeptit, tripeptit (chỉ được tạo bởi Gly, Ala và Val)  và 0,02 mol metyl fomat cần vừa đủ 15,68 lít khí O2 ở đktc thu được 24,64 gam CO2. Mặt khác thủy phân hoàn lượng X trên bằng dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị m là

A. 14,22 gam. 

B. 17,09  gam. 

C. 19,68 gam.    

D. 23,43 gam.

Câu 5:

Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm

A. NO2.

B. NH2. 

C. COOH. 

D. CHO.

Câu 6:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol?

A. Glyxin. 

B. Tristearin. 

C. Metyl axetat.   

D. Glucozơ.

Câu 7:

Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là

A. (c), (b), (a). 

B. (a), (b), (c).

C. (c), (a), (b).  

D. (b), (a), (c).     

Câu 8:

Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C4H9N. 

B. C2H7N.

C. C3H7N. 

D. C3H9N.

Câu 9:

Cho các phát biểu sau:

(a) Muối đinatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (bột ngọt).

(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.

(c) Dung dịch alanin là đổi màu quỳ tím.

(d) Triolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to).

(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.

(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.

Số phát biểu đúng là

A. 4. 

B. 2. 

C. 1.  

D. 3.

Câu 10:

Cho X, Y là hai peptit mạch hở đều được tạo bởi từ glyin và valin. Đốt cháy m gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng vừa đủ 2,43 mol O2 thu được CO2; H2O và N2. Trong đó khối lượng của CO2 nhiều hơn khối lượng của H2O là 51,0 gam. Mặt khác , thủy phân hoàn toàn m gam E với 600 ml dung dịch KOH 1,25M (đun nóng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (1,6m+8,52) gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Y (MX < MY) có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 28,40%

B. 19,22%  

C. 23,18% 

D. 27,15%

Câu 11:

Cho 21,55 gam hỗn hợp  X gồm H2N-CH2-COOH và H2N-CH2-COOC2H5 phản ứng với dung dịch NaOH loãng dư đun nóng thu được 4,6 gam ancol. % theo khối lượng của H2N-CH2-COOH trong hỗn hợp X là:

A. 47,8%  

B. 52,2% 

C. 71,69%    

D. 28,3%

Câu 12:

Chọn phát biểu đúng:

A. H2 oxi hóa được glucozo thu được sobitol.

B. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

C. Saccarozo, glucozo đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

D. Amino axit là những hợp chất đa chức trong phân tử vừa chứa nhóm COOH và nhóm NH2

Câu 13:

Thí nghiệm nào sau đây xẩy ra phản ứng oxi hóa khử?

A. Cho Cu(OH)2 vào dung glixerol  

B. Cho glucozo vào dung dịch brom

C. Cho anilin vào dung dịch HCl   

D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch anbumin

Câu 14:

Hỗn hợp X chứa một anken và ba amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 2,36 gam X bằng một lượng O2 vừa đủ. Sản phẩm cháy thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa đồng thời thấy có 0,448 lít khí N2 (đktc) bay ra. Giá trị của m là: 

A. 9,0 

B. 10,0

C. 14,0

D. 12,0

Câu 15:

Chất nào sau đây là đipeptit?

A. H2N-CH2-CONH-CH2-C(CH3)2-COOH.

B.H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CONH-CH2-CH2-COOH.

D.H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH.

Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

(1). Các amin đều phản ứng được với dung dịch HCl.

(2). Tripanmitin, tristearin đều là chất rắn ở điều kiện thường.

(3). Phản ứng thủy phân chất béo trong (NaOH, KOH) là phản ứng xà phòng hóa.

(4). Sản phẩm trùng ngưng metylmetacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ.

(5). Các peptit đều có phản ứng màu biure.

(6). Tơ nilon – 6 có chứa liên kết peptit.

(7). Dùng H2 oxi hóa glucozơ hay fructozơ đều thu được sobitol.

Tổng số phát biểu đúng là:

A. 6 

B. 3 

C. 4   

D. 5

Câu 17:

Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol KOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 48,8. 

B. 54,0.   

C. 42,8.

D. 64,4.

Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn 19,32 gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở, hơn kém nhau hai nguyên tử cacbon, đều được tạo từ Gly và Ala (MX <MY) cần dùng 0,855 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 42,76 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì số mol O2 cần phải dùng là?

A. 1,05.

B. 1,15.

C. 0,95.   

D. 1,25.

Câu 19:

X là este mạch hở, đơn chức, không có nhóm chức khác. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ) thu được muối Y và ancol Z (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hết lượng muối Y trên cần vừa đủ 0,36 mol O2, sản phẩm chấy thu được chứa 0,3 mol CO2. Nếu đốt cháy hết lượng ancol Z cần 0,48 mol O2 thu được tổng số mol CO2 và H2O là 0,72 mol. Tổng số nguyên tử có trong phân tử X là:

A. 20 

B. 18

C. 14

D. 16

Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H9N.   

B. C4H11N.

C. C4H9N.  

D. C3H7N.

Câu 21:

Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện màu xanh.                    

B. xuất hiện màu tím.

C. có kết tủa màu trắng

D. có bọt khí thoát ra.

Câu 22:

các chất sau: etyl axetat, anilin, glucozơ, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 2.

B. 4. 

C. 1.

D. 3.

Câu 23:

Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 22,6.

B. 18,6.

C. 20,8. 

D. 16,8.

Câu 24:

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. CH3COOC2H5.  

B. HCOONH4

C. C2H5NH2.

D. H2NCH2COOH.

Câu 25:

Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là

A. anilin.

B. metylamin.

C. đimetylamin.  

 D. benzylamin.

Câu 26:

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X, thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Nếu cho 29,47 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là.

A. 40 

B. 48

C. 42

D. 46

Câu 27:

Cho các nhận xét sau:

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.

(2) Anilin làm quỳ tím ẩm đổi thành màu xanh.

(3) Dung dịch HCl làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ.

(4) Phenol là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.

(5) Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3 thấy kết tủa (dạng keo) xuất hiện.

(6) Oxi có thể phản ứng trực tiếp với Cl2 ở điều kiện thường.

(7) Cho dung dịch AgNO3 vào 4 lọ đựng các dung dịch HF, HCl, HBr, HI, thì ở cả 4 lọ đều có kết tủa. 

(8) Khi pha loãng H2SO4 đặc thì nên đổ từ từ nước vào axit.

(9) Dung dịch HF dùng để khác chữ trên thủy tinh.

(10) Trong công nghiệp Si được điều chế từ cát và than cốc.

Trong số các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là:

A.4.

B. 5.

C. 6. 

D. 7.

Câu 28:

Hỗn hợp E chứa peptit Gly-Ala-Val-Lys-Glu-Glu và một este, hai chức (thuần, có một liên kết C=C), mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 34,43 gam E cần dùng 1,7075 mol O2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư thấy có 3,92 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu cho toàn bộ E vào dung dịch NaOH dư thu được m gam muối khan và một ancol no. Giá trị của m gần nhất với?

A. 48

B. 50

C. 45 

D. 52

Câu 29:

Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác, 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là

A. lysin.

B. glyxin

C. alanin.

D. axit glutamic.

Câu 30:

Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?

A. CH3NH3Cl và CH3NH2      

B. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa

C. ClH3NCH2COOC2H5 và H2NCH2COOC2H

D. CH3NH2 và H2NCH2COOH

Câu 31:

Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở và một este thuần chức (mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần 1,045 mol O2 thu được N2, nước và 0,86 mol CO2. Đun lượng X trên với 280 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và m gam hỗn hợp Z gồm bốn muối của (một axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic, alanin, glixin và valin). Giá trị của m là:

A. 32,46 gam.

B. 40,04 gam. 

C. 29,62 gam. 

D. 34,10 gam

Câu 32:

Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là

A. anilin.

B. glyxin. 

C. metylamin.

D. etanol.

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít oxi thu được 1,12 lít CO2 (các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Công thức của 2 amin là

A. C2H5NH2, C3H7NH2

B. CH3NH2, C2H5NH2.

C. C4H9NH2, C5H11NH2.

D. C3H7NH2, C4H9NH2.

Câu 34:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Để mắt tránh bị khô do thiếu vitamin A nên ăn cà rốt, gấc, cà chua.

B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

C. Dùng nước vôi dư để xử lý các ion kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước.

D. Dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm là phương pháp an toàn thực phẩm.

Câu 35:

X là hỗn hợp chứa CH3COOH và HOOC – CH2 – CH2 – COOH. Người ta lấy m gam X cho vào dung dịch NaHCO3 (dư) thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy m gam X thu được V lít khí CO2 (đktc). Các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là:

A. 8,96  

B. 6,72 

C. 11,2  

D. Không tính được