220 Bài tập Kim loại Kiềm, Kiềm thổ, Nhôm cơ bản, nâng cao (Phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO3)2, MgSO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 30%, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z thu được 72 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 20

B. 10

C. 15

D. 25

Câu 2:

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và CaSO3:

Khí Y là

A. SO2

B. H2

C. CO2

D. Cl2

Câu 3:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31 : 24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây:

Giá trị của m và V lần lượt là

A. 6,36 và 378,2

B. 7,80 và 950,0

C. 8,85 và 250,0

D. 7,50 và 387,2

Câu 4:

Chất X tác dụng với dung dịch HCl tạo khí. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là:

A. Ca(HCO3)2.

B. CaCO3.

C. BaCl2.

D. AlCl3.

Câu 5:

Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?

A. Na2CO3.

B. Ca(NO3)2.

C. K2SO4.

D. Ba(OH)2.

Câu 6:

Kim loại nhôm không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4 đặc, nóng.

B. HNO3 đặc, nguội.

C. HNO3 loãng.

D. H2SO4 loãng.

Câu 7:

Cho các chất: KHCO3, NaHSO4, A12O3, NO2, CH3COOH, FeCO3, Al(OH)3, NH4NO3. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là:

A. 4.

B. 6.

C. 5.

D. 7

Câu 8:

X là dung dịch chứa a mol HCl. Y là dung dịch chứa b mol Na2CO3. Nhỏ từ từ hết X vào Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ hết Y vào X, sau phản ứng được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1:V2 = 3:4. Tỉ lệ a:b bằng:

A. 5:6

B. 9:7

C. 8:5

D. 7:5

Câu 9:

Dung dịch chất nào vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Na2CO3.

B. (NH4)2CO3.

C. NaCl.

D. H2SO4.

Câu 10:

Đổ dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp tạo thành kết tủa là:

A. 9.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 11:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. NaOH.

B. Fe(OH)3.

C. Mg(OH)2.

D. Al(OH)3.

Câu 12:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ

A. Na.

B. Ba.

C. Zn.

D. Fe.

Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được m gam muối và 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 46,20.

B. 27,95.

C. 45,70.

D. 46,70.

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn 2,925 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 75 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

A. Ba.

B. Ca.

C. K.

D. Na.

Câu 15:

Cho dãy các chất sau: Al, Na2CO3; Al(OH)3; (NH4)2CO3. Số chất trong dãy trên vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 16:

Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa?

A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

B. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

C. Đổ dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3.

D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

Câu 17:

Dung dịch X chứa m gam ba ion: Mg2+, NH4+, SO42– . Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 5,8 gam kết tủa. Phần 2 đun nóng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 77,4.

B.43,8.

C. 21,9.

D. 38,7.

Câu 18:

Nung hỗn hợp rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn B và 10,08 lít hỗn hợp khí D gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn B vào dung dịch chứa 1,3 mol HCl (vừa đủ), thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 1,12 lít hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 11,4. Biết các thể tích đều đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với

A. 70,5.

B. 71,0.

C. 71,5.

D. 72,0.

Câu 19:

Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:

A. 1.

B. 4.

C. 3

D. 2.

Câu 20:

Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít.

B. 6,72 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Câu 21:

Cho lần lượt các kim loại. Be; Na, K, Ba, Ca, Fe, Ag vào nước. Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 22:

Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 1,12 lít.

Câu 23:

Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và MCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí (ở đktc), rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và 11,2 lít CO2 ( ở đktc). Khối lượng Z là:

A. 80,9.

B. 92,1.

C. 88,5.

D. 84,5.

Câu 24:

Hòa tan hoàn toàn 3,79 gam hồn hợp X gồm Al và Zn (có tỉ lệ mol tưong ứng 2:5) vào dung dịch chứa 0,394 mol HNO3 thu được dung dịch Y và V ml (đktc) khí N2 duy nhất. Để phản ứng hết với các chất trong Y thu được dung dịch trong suốt cần 3,88 lít dung dịch NaOH 0,125M. Giá trị của V là

A. 352,8.

B. 268,8.

C. 358,4.

D. 112,0.

Câu 25:

Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?

A. CaCl2.

B. NaOH.

C. Na2S.

D. BaSO4.

Câu 26:

Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí Q (có tỉ khối so với He bằng 9,75). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 7,6

B. 8,9

C. 10,4

D. 12,8

Câu 27:

Ở điều kiện thường, hợp chất nào sau đây tác dụng được với nước?

A. Na.

B.Al2O3.

C.CaO.

D. Be

Câu 28:

Cho phản ứng sau: Al + NaOH + H2O →NaAlO2 + H2. Phát biểu đúng là

A. NaOH là chất oxi hóa.

B. H2O là chất môi trường.

C. Al là chất oxi hóa.

D. H2O là chất oxi hóa.

Câu 29:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng (dùng dư) thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đo đktc). Giá trị của m là

A. 8,10.

B. 4,05.

C. 1,35.

D. 2,70.

Câu 30:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt ?

A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

B. Nhôm có tính khử mạnh hợn sắt.

C. Nhôm và sắt tác dụng với khí clo dư theo cùng tỉ lệ mol.

D. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước.

Câu 31:

Chia 200ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol) thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch chứa 36,0 gam NaOH, thu được 17,16 gam kết tủa.

- Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 (dùng dư), thu được 55,92 gam kết tủa.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y lần lượt là

A. 3:2.

B. 1:2.

C. 2:3.

D. 1 : 1.

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn 7,98 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được biểu diễn theo đồ thị sau:

Số mol kết tủa

 

Giá trị của a là

A. 0,42.

B. 0,44.

C. 0,48.

D. 0,45.

Câu 33:

Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được các sản phẩm là

A. KNO2, NO2, O2.

B. KNO2, O2.

C. KNO2,NO2.

D. K2O, NO2, O2.

Câu 34:

Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

A. 2

B. 5.

C. 3

D. 4.

Câu 35:

Cho 200 ml dung dịch H2SO4 0,01 M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH C (M) thu được dung dịch có pH = 12. Giá trị của c là

A. 0,01 M.

B. 0,02 M.

C. 0,03 M.

D. 0,04 M.

Câu 36:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol):

Số mol kết tủa

Giá trị của X là

A. 0,12.

B. 0,14.

C. 0,15.

D. 0,20.

Câu 37:

Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M là

A. Rb.

B. Na

C. Li.

D. K.

Câu 38:

Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. một chất khí và hai chất kết tủa nhau.

B. một chất khí và không chất kết tủa.

C. một chất khí và một chất kết tủa.

D. hỗn hợp hai chất khí.

Câu 39:

Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là

A. 7,168 lít.

B. 11,760 lít.

C. 3,584 lít.

D. 3,920 lít.

Câu 40:

Sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm đợc biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):

Tỉ lệ a : b là

A. 5 : 2.

B. 3 : 1

C. 8 : 5.

D. 2 : 1