220 Bài tập Kim loại Kiềm, Kiềm thổ, Nhôm cơ bản, nâng cao (Phần 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Fe, K.

B. Na, Ba, K.

C. Na, Cr, K.

D. Be, Na, Ca.

Câu 2:

Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 0,28 gam chất rắn. Nồng độ mol của ion canxi trong dung dịch ban đầu là:

A. 0,28M.

B. 0,70M.

C. 0,5M.

D. 0,05M.

Câu 3:

Kim loại nào sau đây tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe.

B. Ag.

C. Na.

D. Cu.

Câu 4:

Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít CO(đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng muối thu được là:

A. 29,3.

B. 5,0.

C. 24,5.

D. 20,0.

Câu 5:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol NaOH và y mol NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tổng (x + y) có giá trị là

A. 0,4.

B. 0,6.

C. 1,0.

D. 0,8.

Câu 6:

Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là

A. 2,86.

B. 4,05.

C. 3,60.

D. 2,02.

Câu 7:

Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, (NH4)2SO4. Dung dịch thuốc thử cần thiết để nhận biết các dung dịch trên là

A. NaOH

B. Ba(OH)2

C. NaHSO4

D. BaCl2

Câu 8:

Một loại nước có chứa nhiều muối Ca(HCO3)2 thuộc loại

A. Nước cứng vĩnh cửu

B. Nước cứng toàn phần

C. Nước cứng tạm thời

D. Nước khoáng

Câu 9:

Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu dược dung dịch X và 4,48 lit Hở (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc phản ứng, thu được lượng kết tủa là:

A. 31,52gam.

B. 27,58gam.

C. 29,55gam.

D. 35,46gam.

Câu 10:

Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3, Cu và FeCl2, BaCl2 và CuSO4, Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Zn(OH)2 là bazơ lưỡng tính vì Zn(OH)2 vừa phân li như axit, vừa phân li như bazơ trong nước.

B. Al là kim loại lưỡng tính vì Al vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.

C. Chỉ có kim loại kiềm tác dụng với nước.

D. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 đến dư thì có kết tủa keo trắng xuất hiện.

Câu 12:

Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 0,54 gam.

B. 0,27 gam.

C. 5,4 gam.

D. 2,7 gam.

Câu 13:

Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm tan hết trong 200ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 43,34.

B. 49,25.

C. 31,52.

D. 39,4.

Câu 14:

Hòa tan hết hỗn hợp kim loại (Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng). Nung m gam muối khan nói trên tới khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 65.

B. 70.

C. 75.

D. 80.

Câu 15:

Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Al2O3?

A. HCl.

B. NaCl.

C. NaOH.

D. Ba(OH)2.

Câu 16:

Công thức của Natri cromat là:

A. Na2CrO7.

B. Na2CrO4 .

C. NaCrO2.

D. Na2Cr2O7.

Câu 17:

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. CaCO3.

B. Ca(OH)2.

C. Na2CO3.

D. Ca(HCO3)2.

Câu 18:

Lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2 là:

A. 0,73875 gam

B. 1,4775 gam

C. 1,97 gam

D. 2,955 gam

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

1. Các chất Al, Al2O3, Al(OH)3 là những hợp chất lưỡng tính.

2. Phương pháp trao đổi ion làm mềm được nước cứng toàn phần.

3. Dung dịch HCl có pH lớn hơn dung dịch H2SO4 có cùng nồng độ mol. 

4. Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép. 

5. Điện phân hỗn hợp dung dịch CuSO4 và NaCl có khí màu vàng lục thoát ra ở catot. 

Số phát biểu đúng:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 20:

Cho V lit CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chỉ chứa 21,35 gam muối. V có giá trị là

A. 8,96 lít.

B. 7,84 lít.

C. 8,4 lít.

D. 6,72 lít.

Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn a mol Al2O3 vào dung dịch chứa 2a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, CO2, Fe(NO3)2, NH4Cl, NaHCO3, HCl, Al, Na2CO3. Số chất phản ứng được với dung dịch X là:

A. 7

B. 4

C. 6

D. 5

Câu 22:

Tiến hành các thí nghiệm sau: 

(a) Cho từ từ a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng.

(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. 

(d) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. 

(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư. 

(g) Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.

 

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 23:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dd chứa a mol Na2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Lượng kết tủa tạo ra được biểu diễn bằng đồ thị bên. 

Giá trị của a là

A. 0,03.

B. 0,24.

C. 0,08.

D. 0,30.

Câu 24:

Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được gam kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 24,28

B. 15,3

C. 12,24

D. 16,32

Câu 25:

Nước cứng là nước có chứa nhiều ion nào dưới đây?

A. HCO3-

B. Ca2+ và Mg2+

C. Na+ và K+

D. Cl- và SO42-

Câu 26:

Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất

A. Al2O3.

B. Al2(SO4)3.

C. NaAlO2.

D. AlCl3.

Câu 27:

Cho 3 dung dịch loãng có cùng nồng độ: Ba(OH)2, NH3, KOH, KCl. Dung dịch có giá trị pH lớn nhất là

A. KCl.

B. NH3.

C. KOH.

D. Ba(OH)2.

Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại đều tác dụng với oxi tạo ra oxit.

(b) Nhôm có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

(c) Miếng gang để trong không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa.

(d) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) ở catot thu được kim loại.

(e) Các kim loại đều có ánh kim và độ cứng lớn.

(g) Cho mẩu Na vào dung dịch FeSO4 thu được kim loại Fe.

Số phát biểu đúng

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Câu 29:

Cho từ từ từng giọt dung dịch Ba(OH)2 loãng đến dư vào dung dịch chứa a mol Al2(SO4)3 và b mol Na2SO4. Khối lượng kết tủa (m gam) thu được phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 (n mol) được biểu diễn theo đồ thị sau:

 

Giá trị tỉ lệ a:b tương ứng là

A. 1:2.

B. 1:1.

C. 2:5.

D. 2:3.

Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho mẩu Al vào dung dịch Ba(OH)2.

(b) Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HCl.

(c) Đun nóng NaHCO3.

(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.

(e) Cho nước vôi vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2.

(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.

Số thí nghiệm thu được chất khí sau phản ứng là

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 6.