225 Bài tập trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng cơ bản, nâng cao có lời giải (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2:

Thành phần chính của quặng manhetit là

A. FeCO3.

B. FeS2.

C. Fe2O3.

D. Fe3O4.

Câu 3:

Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, cả dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là: 

A. Cr2O3, CrO, CrO3.

B. CrO3, CrO, Cr2O3.

C. CrO, Cr2O3, CrO3. 

D. CrO3, Cr2O3, CrO.

Câu 4:

Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2g Fe và 4,8g Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 290 và 83,23.

B. 260 và 102,7.

C. 290 và 104,83.

D. 260 và 74,62.

Câu 5:

Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự:

A. Ag, Cu, Au, Al, Fe.

B. Ag, Cu, Fe, Al, Au.

C. Au, Ag, Cu, Fe, Al.

D. Al, Fe, Cu, Ag, Au.

Câu 6:

Khi hòa tan 30g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M (dư), thoát ra 6,72 lit khí NO (đktc). Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 1,2g.

B. 1,88g.

C. 2,52g.

D. 4,25g.

Câu 7:

Hòa tan 8,4g Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 18,75.

B. 16,75.

C. 19,55.

D. 13,95.

Câu 8:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giátrị của m là

A. 17,28.

B. 21,6.

C. 19,44.

D. 18,9.

Câu 9:

Các số oxi hóa đặc trưng của crom là: 

A. +2, +4, +6.

B. +2, +3, +6.

C. +1, +2, +4, +6.

D. +3, +4, +6.

Câu 10:

Cho khí CO đi quA ống chứa 0,04 mol X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng, nhận được 4,784g chất rắn Y (gồm 4 chất), khí đi rA khỏi ống dẫn quA dung dịch BA(OH)2 dư thì thu được 9,062g kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp X là

A. 24,42%.

B. 25,15%.

C. 32,55%.

D. 13,04%.

Câu 11:

Nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm: cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặC. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?

A. khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh.

B. khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.

C. khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh.

D. khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.

Câu 12:

Cho các chất: NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, Zn, Cl2, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2

A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 7.

Câu 13:

Phản ứng hóa học nào sau đây viết sai?

A. 2Cr + 3Cl22CrCl3.

B. Cr + 2HCl CrCl2 + H2.

C. Cr + NaOH + H2ONaCrO2 +3/2H2

Câu 14:

Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được trong dung dịch sau phản ứng có:

A. CaCO3.

B. CaCO3 và Ca(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2. 

D. Ca(HCO3)2 và CO2.

Câu 15:

Hòa tan 5,6g Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 6,72.

Câu 16:

Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sắt?

A. Kim loại nặng, khó nóng chảy.

B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.

C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

D. Có tính nhiễm từ.

Câu 17:

Trong công nghiệp crom được điều chế bằng phương pháp

A. nhiệt luyện.

B. thủy luyện. 

C. điện phân dung dịch.

D. điện phân nóng chảy.

Câu 18:

Hòa tan hết 6g hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 14,68g hỗn hợp muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của hợp kim là

A. 50% Cu và 50% Ag.

B. 64% Cu và 36 % Ag.

C. 36% Cu và 64% Ag 

D. 60% Cu và 40% Ag.

Câu 19:

Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp A gồm S, FeS, FeS2 trong HNO3 đặc nóng, thu được 0,96 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được 

A. 36,71 gam.

B. 24,9 gam.

C. 35,09 gam.

D. 30,29 gam.

Câu 20:

Câu nào sau đây đúng?
Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 sẽ quan sát thấy hiện tượng sau:

A. Bọt khí bay ra ít và chậm hơn lúc đầu.

B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

C. Không có bọt khí bay lên.

D. Dung dịch không chuyển màu

Câu 21:

Để chuyển FeCl3 thành FeCl2 ta có thể sử dùng nhóm chất nào sau đây?

A. Fe, Cu, Na.

B. HCl, Cl2, Fe.

C. Fe, Cu, Mg.

D. Cl2, Cu, Ag.

Câu 22:

Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau:
- Tính oxi hóa rất mạnh.
- Tan trong nước tạo thành dung dịch hỗn hợp H2RO4 và H2R2O7.
- Tan trong dung dịch kiềm tạo ra anion RO42- màu vàng.
Oxit đó là:          

A. SO3.

B. CrO3.

C. Cr2O3.

D. Mn2O7.

Câu 23:

Cho 3,2g bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là:

A. 0,448.

B. 0,672.

C. 0,746.

D. 1,792.

Câu 24:

Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8g X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay rA. Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 3,36.

C. 2,24.

D. 4,48.

Câu 25:

Cho 8,4g sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 16,2.

B. 42,12.

C. 32,4.

D. 48,6.

Câu 26:

Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, cả dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là: 

A. Cr2O3, CrO, CrO3. 

B. CrO3, CrO, Cr2O3. 

C. CrO, Cr2O3, CrO3. 

D. CrO3, Cr2O3, CrO.

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thu được 4,48 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch trong điều kiện không có oxi thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 30,4.

B. 15,2.

C. 22,8.

D. 20,3.

Câu 28:

Cho 0,3 mol dung dịch NaOH vào dung dịch chứa 0,15 mol AlCl3. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tạo ra là:

A. 7,8g

B. 15,6g 

C. 7,65g

D. 19,5g

Câu 29:

Hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó lại chuyển về màu da cam.

B. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu vàng của dung dịch chuyển sang màu da cam. Cho axit vào dung dịch màu da cam này thì nó lại chuyển về màu vàng.

C. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó không đổi màu.

D. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu vàng của dung dịch chuyển sang màu da cam. Cho axit vào dung dịch màu da cam này thì nó không đổi màu.

Câu 30:

Một dung dịch có chứa các ion: 0,05 mol Mg2+; 0,15 mol K+; 0,1 mol NO3- và x mol SO42-. Giá trị của x là:

A. 0,05.

B. 0,075.

C. 0,1. 

D. 0,15.

Câu 31:

Cho 7,68g Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được  khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:

A. 19,2g.

B. 19,76g. 

C. 20,16g.

D. 22,56g.

Câu 32:

Cho 10g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 6,4.

B. 3,4.

C. 4,4.

D. 5,6.

Câu 33:

Cho 50g hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịchHCl dư. Kết thức phản ứng còn lại 20,4g chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là

A. 20,4%.

B. 40%.

C. 40,8%.

D. 53,6%.

Câu 34:

Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là:

A. 5,6.

B. 8,4.

C. 11.

D. 11,2.

Câu 35:

Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa

A. Fe(NO3)2, AgNO3.

B. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

 C. Fe(NO3)3, AgNO3. 

D. Fe(NO3)2.

Câu 36:

Crom (II) oxit là oxit

A. có tính bazơ.

B. có tính khử.

C. có tính oxi hóa.

D. vừa có tính khử và vừa có tính bazơ.

Câu 37:

Cho 18,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch X và 1,46g kim loại dư. Nồng độ mol của dung dịch HNO3

A. 3,2M.

B. 3,3M.

C. 3,4M.

D. 3,35M.

Câu 38:

Trong 3 chất Fe, Fe2+, Fe3+. Chất X chỉ có tính khử, chất Y chỉ có tính oxi hoá, chất Z vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. Fe, Fe2+ và Fe3+.

B. Fe2+, Fe và Fe3+.

C. Fe3+, Fe và Fe2+.

D. Fe, Fe3+ và Fe2+.

Câu 39:

Phản ứng giữa kim loại Cu với axit nitric loãng, giả thiết chỉ tạo ra nitơ monooxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng:

A. 10.

B. 18.

C. 20.

D. 24.

Câu 40:

Trong các khẳng định sau đây:

(1) Sắt có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 dư.                                 

(2) Sắt có khả năng tan trong dung dịch CuCl2 dư.
(3) Đồng có khả năng tan trong dung dịch PbCl2 dư.           

(4) Đồng có khả năng tan trong dung dịch FeCl2 dư.
(5) Đồng có khả năng tan trong dung dịch FeCl3  
Các khẳng định nào sau đây đúng?

A. 1, 2, 5.

B. 1, 2, 3.

C. 3, 4.

D. 3, 4, 5.