230 Câu hỏi trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kiềm thổ, Nhôm cực hay có lời giải (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong nhóm IIA, đi từ Be đến Ba, nhiệt độ nóng chảy các kim loại giảm dần.

B. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

C. Tính khử các kim loại giảm dần theo thứ tự Na, K, Mg, Al.

D. Trong các kim loại, Cs là kim loại mềm nhất.

Câu 2:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.

B. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.

C. Al2O3 là oxit trung tính

D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.

Câu 3:

Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+, y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 mol Cl-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết tủa thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là

A. 62,91g.

B. 49,72g.

C. 46,6g.

D. 51,28g.

Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn 8,862g hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18g. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát rA. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 10,52%.

B. 12,8%.

C. 15,25%.

D. 19,53%.

Câu 5:

Lấy 7,8g kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 0,56.

D. 4,48.

Câu 6:

Cho 86,3g hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủA. Giá trị của m là

A. 10,4.

B. 27,3.

C. 54,6.

D. 23,4.

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nưc ở nhiệt độ thưng.

B. Kimloại xesi đưc dùng để chế tạo tế bào quang điện.

C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

D. Kim loại magie có kiu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 8:

Trong số các chất sau: dung dịch Na2CO3, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch NaCl, dung dịch H2SO4, dung dịch Na3PO4. Số chất có khả năng làm mềm nước cứng tạm thời là:

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 9:

Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Mg(OH)2.

B. Ca(OH)2.

C. KOH.

D. Al(OH)3.

Câu 10:

Cho hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 0,18 : 1,02. Cho X tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl được kết tủa Z. Nung  Z ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 3,57g chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch HCl là

A. 0,35M hoặc 0,45M.

B. 0,07M hoặc 0,11M.

C. 0,07M hoặc 0,09M.

D. 0,35M hoặc 0,55M.

Câu 11:

Trong công nghiệp, Al được sản xuất từ quặng boxit

A. bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

B. bằng phương pháp nhiệt luyện

C. bằng phương pháp thủy luyện.

D. Trong lò cao

Câu 12:

Trường hợp nào sau đây khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được kết tủa?

A. Cho 1 lượng dư NaOH vào dung dịch AlCl3.

B. Cho lượng dư AlCl3 vào dung dịch NaOH.

C. Cho từ từ HCl vào dung dịch NaAlO2 cho đến dư.

D. Cho 1 lượng NaAlO2 vào lượng dư H2SO4.

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn 3,6g Mg trong hỗn hợp khí clo và oxi thu được 11,5g hỗn hợp chất rắn X gồm muối clorua và oxit. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 14,35.

B. 34,5.

C. 30,7.

D. 28,7.

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,06 mol khí NO2 và 0,04 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là

A. 3,24.

B. 6,1.

C. 1,62.

D. 5,4.

Câu 15:

Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm. Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là:

A. MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2.

B. Ca(HCO3) → CaCO3 + CO2 + H2O.

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

D. CaO + CO2 → CaCO3.

Câu 16:

Cho các chất: Ba; BaO; Ba(OH)2; NaHCO3; BaCO3; Ba(HCO3)2; BaCl2. Số chất tác dụng được với dung dịch NaHSO4 tạo ra kết tủa là:

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 17:

Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa nâu đỏ.

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.

C. có kết tủa keo trắng không tan.

D. dung dịch vẫn trong suốt.

Câu 18:

Cho 3,24 gam Al2(SO4)3 phản ứng với 25 ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là

A. 1,2M và 2,4M.

B. 1,2M.

C. 2,8M.

D. 1,2M và 2,8M.

Câu 19:

Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 20:

Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO.  Dựa vào mối liên hệ giữa các chất vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được:

A. Ca  CaCO3 Ca(OH)2 CaO.

B. Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3.

C. CaCO3 Ca(OH)2 CaCaO.

D. CaCO3 Ca CaO Ca(OH)2.

Câu 21:

Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 cho tới dư là

A. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tan ngay.

B. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại và sau đó kết tủa tan ra cho đến hết, dung dịch trở nên trong suốt.

C. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại.

D. xuất hiện kết tủa keo màu trắng, kết tủa tan ra cho đến hết sau đó lại xuất hiện kết tủA.

Câu 22:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7g kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 1,2.

B. 1,56.

C. 1,66.

D. 1,72.

Câu 23:

Chất X có tính chất sau:

* X tác dụng với dung dịch HCl tạo thành khí Y làm đục nước vôi trong.
* X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 có thể tạo ra hai muối.
X là chất nào trong các chất sau?

A. Na2CO3.

B. NaHCO3.

C. Na2SO3.

D. Na2S.

Câu 24:

Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm?

A. AlCl3 và Al2(SO4)3.

B. Al(NO3)3 và Al(OH)3.

C. Al2(SO4)3 và Al2O3.

D. Al(OH)3 và Al2O3.

Câu 25:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn gắn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3

B. Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O

C. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3-, SO42-, Cl-

D. Các kim loại kiềm thổ đều cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện

Câu 26:

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát rA. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủA. Kim loại M là

A. Li.

B. NA.

C. K.

D. RB.

Câu 27:

Muối nào trong các muối sau được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày do thừa axit trong dịch dạ dày?

A. NaF.

B. Na2CO3.

C. NaHCO3.

D. NH4HCO3.

Câu 28:

Cho kim loại Ba vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo ra kết tủa là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 29:

Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3 cho tới dư là

A. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tan ngay.

B. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại và sau đó kết tủa tan ra cho đến hết, dung dịch trở nên trong suốt.

C. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại.

D. xuất hiện kết tủa keo màu trắng, kết tủa tan ra cho đến hết sau đó lại xuất hiện kết tủA.

Câu 30:

Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Sau phản ứng thu được số mol CO2

A. 0,015.

B. 0,02.

C. 0,01.

D. 0,03.

Câu 31:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol HCl và y mol ZnCl2, kết tủa của thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tổng (x + y + z) là

A. 2.

B. 1,1.

C. 0,8.

D. 0,9.

Câu 32:

Vai trò nào sau đây không phải của criolit (Na3AlF6) trong sản xuất nhôm?

A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 (tiết kiệm năng lượng).

B. Có khối lượng riêng nhỏ hơn Al, nổi lên trên, ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa trong không khí.

C. Tăng hàm lượng nhôm trong nguyên liệu.

D. Tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3.

Câu 33:

Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3. Lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 0,28 gam chất rắn. Nồng độ mol của ion canxi trong dung dịch ban đầu là

A. 0,50M.

B. 0,05M.

C. 0,70M.

D. 0,28M.

Câu 34:

Hòa tan hết m gam bột nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch A không chứa muối amoni và 1,12 lít hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với He bằng 10,2. Khối lượng ban đầu m có giá trị bằng

A. 3,78 gam.

B. 4,32 gam.

C. 1,89 gam.

D. 2.16 gam.