235 Bài tập Hóa học vô cơ cơ bản, nâng cao có lời giải (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Đun nhẹ dung dịch NaHCO3.
(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng.
(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là:
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Đốt 3,36 gam kim loại M trong khí quyển clo thì thu được 9,75 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Cu.
B. Zn.
C. Fe.
D. Al.
Cho 2,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng 2 : 1. Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được sản phẩm khử chỉ gồm NO2 và NO. Thể tích hỗn hợp khí NO + NO2 ít nhất thu được gần với giá trị nào sau đây?
A. 0,672 lít.
B. 0,784 lít.
C. 0,448 lít.
D. 0,56 lít.
Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 5,04 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho NaOH dư vào Z, được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 7,2 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 60,87%.
B. 38,04%.
C. 83,70%.
D. 49,46%.
Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch Z và 9,32 gam kết tủA. Cô cạn Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí (có tỉ khối so với H2 bằng 19,5). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,0.
B. 2,5.
C. 3,5.
D. 4,0.
Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6
Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng của nó cần dùng hóa chất nào?
A. Dung dịch AgNO3.
B. Dung dịch HCl đặC.
C. Dung dịch FeCl3 dư.
D. Dung dịch HNO3 đặC.
Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 gam chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3 gam kết tủA. Giá trị của m là
A. 11,16.
B. 11,58.
C. 12.
D. 12,2.
Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm 1 hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho m gam Y vào HCl dư giải phóng 0,07g khí. Nồng độ của 2 muối ban đầu là
A. 0,3M.
B. 0,4M.
C. 0,42M.
D. 0,45M.
Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và amol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là:
A. 6,48.
B. 3,24.
C. 8,64.
D. 9,72.
Hỗn hợp nào tan trong dung dịch NaOH dư?
A. Al, Al2O3, Ba, MgCO3.
B. BeO, ZnO, Cu(NO3)2.
C. Zn, Al(OH)3, K2SO4, AlCl3.
D. NH4Cl, Zn(OH)2, MgCl2.
Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 8,96 lít.
B. 6,72 lít.
C. 17,92 lít.
D. 11,2 lít.
Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,22.
B. 34,10.
C. 33,70.
D. 34,32.
Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 19,2.
B. 9,6.
C. 12,8.
D. 6,4.
Hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1). Cho X tác dụng với H2O dư thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,25V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X tương ứng là
A. 16 : 5.
B. 5 : 16.
C. 1 : 2.
D. 5 : 8.
Lấy 57,2 gam hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu cho tác dụng với dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HNO3 vừa đủ. Khi hỗn hợp kim loại tan hết thu được 220,4 gam muối chỉ chứa toàn muối sunfat của các kim loại trên. Khí bay ra gồm có 0,2 mol NO; 0,2 mol N2O và x mol SO2. x gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 0,85.
B. 0,55.
C. 0,75.
D. 0,95.
So sánh nào dưới đây không đúng?
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử.
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.
D. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nướC.
Cho 2,06g hỗn hợp gồm Fe, Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 0,896 lít NO duy nhất (đktc). Khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 4,54g.
B. 7,44g.
C. 7,02g.
D. 9,5g.
Cho một lượng hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1 : 1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là
A. 45,38% và 54,62%.
B. 50% và 50%.
C. 54,63% và 45,38%.
D. 33,33% và 66,67%.
Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,22.
B. 34,10.
C. 33,70.
D. 34,32.
Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây khi lấy dư không thể hòa tan hết X?
A. HNO3 loãng.
B. NaNO3 trong HCl.
C. H2SO4 đặc, nóng.
D. H2SO4 loãng
Cặp chất không xảy ra phản ứng là?
A. dung dịch NaOH và Al2O3.
B. dung dịch NaNO3 và MgCl2.
C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.
D. K2O và H2O.
Khi cho kim loại R vào dung dịch CuSO4 dư thu được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. X là:
A. K.
B. Fe.
C. Mg.
D. Ag.
Cho các chất sau: (1) C2H5Cl; (2) C2H5OH; (3) CH3COOH; (4) CH3COOC2H5. Trật tự tăng dần nhiệt độ sôi là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 2, 1, 3, 4.
C. 1, 4, 2, 3.
D. 4, 1, 2, 3.
Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.
(b) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Nhóm kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Fe, Cr, Al.
B. Cr, Pb, Mn.
C. Al, Ag, Pb
D. Ag, Pt, Au.
Chỉ dùng dung dịch KOH có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Zn, Al2O3, Al.
B. Mg, K, Na
C. Mg, Al2O3, Al.
D. Fe, Al2O3, Mg.
Kim loại nào thụ động với HNO3, H2SO4 đặc nguội?
A. Al, Zn, Ni.
B. Al, Fe, Cr.
C. Fe, Zn, Ni.
D. Au, Fe, Zn.
Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl.
B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và CaCl2.
D. NaCl và Ca(OH)2.
Hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:
Phương trình hóa học điều chế khi Z là
A. 2HCl(dung dịch) + Zn → H2↑ + ZnCl2.
B. H2SO4(đặc) + Na2SO3 (rắn) → SO2↑ + Na2SO4 + H2O.
C. Ca(OH)2(dung dịch) + 2NH4Cl(rắn) → 2NH3↑ + CaCl2 + 2H2O.
D. 4HCl(đặc) + MnO2 → Cl2↑ + MnCl2 + 2H2O.
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Sợi bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự oxi hóa giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.
B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.
D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
Dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Mg2+; 0,02 mol NO−3 và a mol ion SO2−4 Khi cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được chất rắn có khối lượng là
A. 3,39 gam.
B. 2,91 gam.
C. 4,83 gam
D. 2,43 gam.
Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch K2SO4.
D. Dung dịch NaCl.
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất được dùng làm dây tóc bóng đèn
A. Vonfram.
B. Sắt.
C. Đồng.
D. Kẽm.
Ở những vùng vừa có lũ qua, nước rất đục không dùng trong sinh hoạt được, người ta dùng phèn chua làm trong nước, tác dụng đó của phèn chua là do:
A. Trong nước phèn tạo ra Al(OH)3 dạng keo có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng làm chúng kết tủa xuống.
B. Phèn tác dụng với các chất lơ lửng tạo ra kết tủa.
C. Tạo môi trường axit hòa tan các chất lơ lửng.
D. Phèn chua có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Sợi dây đồng nhúng trong dung dịch HNO3
B. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
C. Đinh sắt nhúng trong dung dịch CuSO4.
D. Cho lá đồng vào dung dịch Fe(NO3)3.
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(1)Cho Fe tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, nguội.
(2)Dẫn khí H2S vào bình đựng dung dịch Cu(NO3)2.
(3)Sục SO2 vào dung dịch brom.
(4) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau
A. H2S.
B. CO2.
C. SO2.
D. NH3.
D. NH3.
Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 4 dung dịch trên và thu được kết quả như sau :
Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. T là dung dịch (NH4)CO3.
B. X là dung dịch NaNO3.
C. Z là dung dịch NH4NO3
D. Y là dung dịch NaHCO3.