235 Bài tập Hóa học vô cơ cơ bản, nâng cao có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68% so với ban đầu. Kim loại đó là

A. Zn.

B. Fe.

C. Ni.

D. Al

Câu 2:

Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

a.Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.

b.Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 ( loãng).

c.Crom bền trong không khí và nước do có màng oxi bảo vệ.

d.Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.

e.Hỗn hợp Al và BaO ( tỉ lệ số mol tương ứng 1:1) tan hoàn toàn trong nước dư.

g.Lưu huỳnh, photpho và ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.

Câu 4:

Có một hỗn hợp 3 muối (NH4)2CO3, NaHCO3, Ba(HCO3)2. Khi nung 52,3 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 25,9 gam bã rắn. Chế hóa bã rắn với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Ba(HCO3)2 có trong hỗn hợp là

A. 32,12%.

B. 49,52%.

C. 18,36%

D. 52,45%.

Câu 5:

Tác nhân nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường nước?

A. Các ion kim loại nặng Hg, Pb, Sb,…

B. Các anion

C. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.

D. Các cation

Câu 6:

Nhiệt phân hoàn toàn (NH4)2CO3, NaHCO3, Ba(HCO3)2 tới khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Thành phần trong X gồm

A. (NH4)2CO3, Na2CO3, BaCO3.

B. (NH4)2CO3, Na2CO3, BaO.

C. NaHCO3, Ba(HCO3)2.

D. Na2CO3, BaO.

Câu 7:

Một cốc nước có chứa các ion: , . Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc

A. Là nước mềm.

B. Có tính cứng vĩnh cửu.

C. Có tính cứng toàn phần.

D. Có tính cứng tạm thời.

Câu 8:

Cho biết các phản ứng xảy ra như sau:

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3

2NaBr + Cl2 →2NaCl + Br2

Phát biểu đúng là

A. Tính khử của mạnh hơn .

B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2. 

C. Tính khử của   mạnh hơn của 

D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của 

Câu 9:

Cho các dung dịch: CH3COOH, Na2S, BaCl2, HNO3, NH4Cl, KNO3. Số dung dịch có pH > 7 là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 10:

Cho m gam hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là

A. 3,94 gam.

B. 7,88 gam.

C. 11,28 gam.

D. 9,85 gam.

Câu 11:

Dung dịch X chứa Dung dịch Y chứa Cho dung dịch X vào dung dịch Y thu được dung dịch Z và 0,06 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z, ta thấy thoát ra 0,02 mol khí NO; đồng thời thu được 133,1 gam kết tủa. Nếu nhúng thanh Fe và dung dịch X thì khối lượng thanh Fe tăng m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; NO là sản phẩm khử duy nhất của trong cả quá trình. Giá trị của m là

A. 0,32.

B. 0,40.

C. 0,48.

D. 0,24.

Câu 12:

Dung dịch Y có chứa các ion: . Cho V lít dung dịch Y vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng thu được 11,65 gam kết tủa và 4,48 lít khí (đktc). Nếu đun nóng nhẹ V lít dung dịch Y với bột Cu dư và dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thu được a lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của a là

A. 1,12.

B.1,68.

C. 2,24.

D. 3,36.

Câu 13:

Nhỏ vài giọt dung dịch chứa chất X vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Chất X là

A. Br2.

B. I2.

C. Cl2.

D. HI.

Câu 14:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?

A. Ánh kim.

B. Dẫn điện.

C. Cứng

D. Dẫn nhiệt.

Câu 15:

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. CuCl2.

B. Al(OH)3.

C. Al2(SO4)3.

D. KNO3.

Câu 16:

Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. SiO2 + 4HF  → SiF4 + 2H2O.

B. SiO2 + HCl  → SiCl4 + 2H2O.

C. SiO2 + 2Mg 2MgO + Si.

D. SiO2 + 2C   Si + 2CO2.

Câu 17:

Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 18:

Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là:

A. NO.

B. NO2.

C. N2O.

D. N2.

Câu 19:

Phản ứng giữa bazơ và axit nào dưới đây sinh ra muối có môi trường axit?

A. NaOH và CH3COOH.

B. KOH và HNO3.

C. NH3 và HNO3.

D. KOH dư và H3PO4.

Câu 20:

Cr(OH)3 không phản ứng với:

A. Dung dịch NH3

B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Dung dịch brom trong NaOH.

D. Dung dịch Ba(OH)2.

Câu 21:

Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của:

A. (NH4)2HPO4 và KNO3.

B. NH4H2PO4 và KNO3.

C. (NH4)3PO4 và KNO3.

D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.

Câu 22:

Mùa đông, các gia đình ở nông thôn thường hay sử dụng than tổ ong để sưởi ấm. Tuy nhiên, có một thói quen xấu là mọi người thường đóng kín cửa để cho ấm hơn. Điều này có nguy hại rất lớn đến  sức khỏe, như gây khó thở, tức ngực, nặng hơn nữa là gây hôn mê, buồn nôn thậm chí dẫn đến tử vong. Khí là nguyên nhân chính gây nên tính độc trên là:

A. COCl2.

B. CO2.

C. CO.

D. SO2.

Câu 23:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Trong tự nhiên nitơ chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

B. Trong công nghiệp, thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng

C. Các loại nước trong tự nhiên như nước ao, hồ, sông, suối, ... (trừ nước biển) thường là nước mềm

D. Nhôm có cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối, rỗng nên là kim loại nhẹ.

Câu 24:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4

(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4

(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3

(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Câu 25:

Hỗn hợp rắn A gồm Ca(HCO3)2, CaCO3, NaHCO3, Na2CO3. Nung A đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Thành phần của chất rắn B gồm:

A. CaCO3 và Na2O.

B. CaCO3 và Na2CO3.

C. CaO và Na2CO3.

D. CaO và Na2O.

Câu 26:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Biết Z tan hết trong dung dịch HNO3 (loãng, dư) và giải phóng một khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là:

A. AgNO3 và FeCl2.

B. AgNO3 và FeCl3.

C. Na2CO3 và BaCl2.

D. AgNO3 và Fe(NO3)2.

Câu 27:

Rót từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm y mol Na2CO3 và y mol K2CO3 thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và dung dịch chứa 138,825 gam chất tan. Tỉ lệ x : y là

A. 11 : 4.

B. 7 : 3.

C. 9 : 4.

D. 11 : 3.

Câu 28:

Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2. Mối quan hệ giữa số mol CO2 và số mol kết tủa tạo thành được biểu diễn trên đồ thị sau:

Nồng độ % chất tan trong dung dịch sau phản ứng là:

A. 30,45%.

B. 32,40%.

C. 25,63%.

D. 40,50%.

Câu 29:

Thí nghiệm nào dưới đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl loãng.

B. Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH.

C. Đốt cháy kim loại Ag trong O2.

D. Thêm AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

Câu 30:

Loại nước tự nhiên nào dưới đây có thể coi là nước mềm?

A. Nước ở sông, suối.

B. Nước trong ao, hồ.

C. nước giếng khoan.

D. nước mưa.

Câu 31:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong tự nhiên crom chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

B. Oxit Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

C. Khi cho crom tác dụng với Cl2 hoặc HCl đều tạo ra muối CrCl2.

D. Crom là kim loại cứng nhất trong số các kim loại.

Câu 32:

Dung dịch muối nào dưới đây có pH > 7?

A. (NH4)2SO4.

B. NaHCO3.

C. AlCl3.

D. Fe2(SO4)3.

Câu 33:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Thành phần chính của supephotphat đơn là Ca(H2PO4)2.

B. Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.

C. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

D. Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và NH4H2PO4

Câu 34:

Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.

B. Muối ăn.

C. Cồn.

D. Xút.

Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

1, Trong dãy các kim loại Al, Cu, Au thì Cu là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất. 

2, So với các phi kim cùng chu kỳ, các kim loại thường có bán kính nguyên tử lớn hơn.

3, Tất cả các nguyên tố trong các phân nhóm phụ của bảng tuần hoàn đều là các

kim loại.

4, Để tinh chế vàng từ vàng thô (lẫn tạp chất) bằng phương pháp điện phân, người ta dùng vàng thô làm catot.

5, Tôn là vật liệu gồm sắt được mạ một lớp thiếc mỏng để bảo vệ khỏi ăn mòn.

6, Vai trò chính của criolit trong quá trình sản xuất Al là làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

7, Một số kim loại kiềm thổ như Ba, Ca được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 36:

Loại phân đạm nào dưới đây không phù hợp để bón cho đất chua (đất nhiễm phèn)?

A.  NH4Cl.

B.  NaNO3.

C.  (NH2)2CO.

D.  Ca(NO3)2.

Câu 37:

Trường hợp nào dưới đây không xảy ra phản ứng?

A.  Cho FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

B.  Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.

C.  Nung nóng MgO với khí CO.

D.  Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH.

Câu 38:

Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

A.  Sự oxi hóa ở cực dương.

B.  sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

C.  Sự khử ở cực âm.

D.  Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

Câu 39:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  Các kim loạinatri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

B.  Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

C.  Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

D.  Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 40:

 Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm

A.  CuO, Fe2O3, Ag.

B.  NH4NO2, Cu, Ag, FeO.

C.  CuO, Fe2O3, Ag2O.

D. CuO, FeO, Ag.