235 Bài tập Hóa học vô cơ cơ bản, nâng cao có lời giải (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi lại ở bảng sau

 

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

 

A. vinyl fomat, tinh bột, lòng trắng trứng, alanin

B. etyl fomat, tinh bột, lòng trắng trứng, alanin.

C. etyl axetat, xenlulozơ, lòng trắng trứng, anilin

D. vinyl axetat, tinh bột, lòng trắng trứng, anilin.

Câu 2:

Cho các phát biểu sau:

(1) Kim loại Cesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

(2) Quặng chủ yếu dùng trong sản xuất nhôm là quặng boxit.

(3) Đốt cháy các hợp chất natri trên đèn cồn sẽ cho ngọn lửa màu tím.

(4) Fe có thể khử được ion Cu2+, Fe3+ và Ag+ trong dung dịch thành kim loại tương ứng.

(5) BaCl2 tạo kết tủa với cả 2 dung dịch NaHCO3 và NaHSO4

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 3:

Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Na và Ba vào nước dư thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khi hấp thụ từ từ CO2 đến dư vào dung dịch X thì lượng kết tủa sau phản ứng được thể hiện trên đồ thị sau:

Giá trị của m và V lần lượt là

A. 32 và 6,72.

B. 16 và 3,36.

C. 22,9 và 6,72.

D. 36,6 và 8,96.

Câu 4:

Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa hỗn hợp KCl và Cu(NO3)2 cho tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng lại. Ở anot thu được 1,68 lít (đktc) hỗn hợp khí. Thêm tiếp 3,6 gam Fe(NO3)2 vào dung dịch sau điện phân thu được V ml (đktc) khí NO duy nhất và dung dịch A. Cô cạn A rồi nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,85 gam chất rắn. Giá trị gần nhất của V là

A. 250

B. 200

C. 100

D. 150

Câu 5:

Cho hỗn hợp A gồm Na2CO3 và KHCO3 có số mol bằng nhau vào bình đựng dung dịch Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào bình cho đến khi không còn thấy khí thoát ra thì thấy vừa hết 280 ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị gần nhất của m là

A. 7,5.

B. 9,5.

C. 8,5.

D. 10,5.

Câu 6:

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol FeCO3; 0,2 mol Mg và 0,16 mol FeO tác dụng với 0,5 lít dung dịch HNO3 (lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thu được CO2 và 0,06 mol hỗn hợp B gồm 3 khí N2, N2O và NO với thể tích bằng nhau. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là

A. 2,56M.

B. 2,68M.

C. 2,816M.

D. 2,948M.

Câu 7:

Công thức của phèn kali-crom là

A. K2SO4.CrSO4.12H2O.

B. K2SO4.CrSO4.24H2O

C. K2SO4.Cr2(SO4)3.12H2O.

D. K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O.

Câu 8:

Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch đều có pH > 7?

A. NaAlO2, NaHCO3, K2S.

B. AlCl3, Na2CO3, K2SO4.

C. Al2(SO4)3, NaHSO4, K2SO4.

D. NaAlO2, Na2HPO4, KHSO4.

Câu 9:

Cho 20,12 gam hỗn hợp X gồm Ba và Na vào nước dư thu được dung dịch Y và 4,48 lít H2 (đktc). Sục 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 39,4 gam.

B. 63,04 gam.

C. 29,55 gam.

D. 23,64 gam.

Câu 10:

Cho các phản ứng:

X   + HCl   → B + H2

B + NaOH vừa đủ → C↓ + ……

C  + KOH   → dung dịch  A + ………

Dung dịch A + HCl vừa đủ → C↓  + …….

X là kim loại

A. Zn hoặc Al

B. Zn

C. Al

D. Fe

Câu 11:

Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan D. Cho khí CO dư qua bình chứa D nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa

A. 1 đơn chất và 2 hợp chất

B. 3 đơn chất

C. 2 đơn chất và 2 hợp chất

D. 2 đơn chất và 1 hợp chất

Câu 12:

Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M vào 100 ml dung dịch NaOH, thu được dung dịch X có chứa 20,4 gam hỗn hợp 2 chất tan. Vậy các chất tan trong dung dịch X là

A. Na2HPO4 và NaH2PO4

B. NaH2PO4 và H3PO4

C. NaOH và Na3PO4

D. Na3PO4 và Na2HPO4

Câu 13:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, HCl, KHCO3, K2CO3, H2SO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp có kết tủa là

A. 5 và 4

B. 5 và 2

C. 4 và 4

D. 6 và 5

Câu 14:

Cho các phát biểu sau:

(1) Li là kim loại nhẹ hơn nước.

(2) Al là nguyên tố kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái đất.

(3) Hầu hết các loại nước tự nhiên như nước ao, hồ, sông, suối, nước ngầm, … đều là nước cứng.

(4) Khi cho Al và Cr tác dụng với HCl thì ion kim loại trong muối thu được đều có điện tích là 3+.

(5) Muối sunfat trung hòa của các kim loại kiềm và nhôm đều có pH = 7.

(6) Kali và natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. 

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Câu 15:

Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa a mol Al2(SO4)3 và b mol AlCl3 thì khối lượng kết tủa sinh ra được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của (x + y + a + b) gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,089

B. 0,085

C. 0,079

D. 0,075

Câu 16:

Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi có khí thoát ra ở cả 2 cực thì dừng lại. Khi đó, ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc). Biết dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 gam Al2O3. Giá trị của m có thể gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,0.

B. 4,5.

C. 4,5 hoặc 6,0.

D. 5,3 hoặc 7,2

Câu 17:

Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa (trong đó các kim loại đều ở mức oxi hóa cao nhất) và 3,92 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỷ khối hơi của Z so với H2 bằng 9. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X gần với giá trị nào nhất?

A. 19,5%

B. 12,5%

C. 16,5%

D. 20,5%

Câu 18:

Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. Dung dịch CH3COONa

B. Dung dịch Al2(SO4)3

C. Dung dịch NH4Cl

D. Dung dịch NaCl

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây là sai? Trong hợp chất hữu cơ

A. Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và có trật tự nhất định.

B. Cacbon có 2 hóa trị là 2 và 4.

C. Các nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành mạch C dạng không nhánh, có nhánh và vòng.

D. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học

Câu 20:

Trộn 500 ml dung dịch HNO3 0,2M với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. pH của dung dịch thu được là

A. 13.

B. 12.

C. 7.

D. 1.

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phương pháp điều chế nước gia-ven là điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.

B. Phân bón phức hợp là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ khác nhau.

C. Axit HCl là chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Không thể dập tắt các đám cháy Mg bằng cát khô.

Câu 22:

Có các thí nghiệm: 

(1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp (KHCO3 và CaCl2). 

(2) Đun nóng nước cứng toàn phần. 

(3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. 

(4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O.

(5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.

(6) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl2.

(7) Cho CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH.

(8) Cho AlCl3 đến dư vào dung dịch K[Al(OH)4]

Số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 7.

Câu 23:

Cho sơ đồ chuyển hóa các hợp chất của crom như sau:

Cr+HClX+NaOHY+O2, H2OZ+KOHT+Cl2, KOHM+H2SO4N

Công thức của chất Y và chất N trong sơ đồ trên là

A. Cr(OH)2 và K2Cr2O7

B. Cr(OH)2 và K2CrO4

C. Cr(OH)3 và K2Cr2O7

D. NaCrO2 và K2CrO4

Câu 24:

Cho các phát biểu sau:

(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

(2) Thuỷ ngân tác dụng với lưu huỳnh ở điều kiện thường.

(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Các phát biểu đúng là

A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 25:

Hấp thụ hết 3,584 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3 thu được 40 ml dung dịch Z. Lấy 20 ml Z cho từ từ vào 400 ml dung dịch KHSO4 0,15M thu được 0,896 lít khí (đktc). Mặt khác, 20 ml Z tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư thu được 18,0 gam kết tủa. Dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 dư tạo tối đa bao nhiêu gam kết tủa?

A. 66,98 gam

B. 78,80 gam

C. 39,40 gam

D. 59,10 gam

Câu 26:

“Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng làm cho Trái Đất nóng dần lên, do các bức xạ bị giữ lại mà không thoát ra ngoài. Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là do sự gia tăng nồng độ trong không khí của

A. O3.

B. O2.

C. CO2.

D. CF4.

Câu 27:

Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là

A. (3), (2), (4), (1)

B. (4), (1), (2), (3)

C. (1), (2), (3), (4)

D. (2), (3), (4), (1)

Câu 28:

Oxit Y của một nguyên tố X ứng với hóa trị II có thành phần % theo khối lượng của X là 42,86%. Trong các mệnh đề sau: 

(1) Y tan nhiều trong nước. 

(2) Liên kết X với O trong Y là liên kết ba. 

(3) Y có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa X và hơi nước nóng. 

(4) Từ axit fomic có thể điều chế được Y. 

(5) Từ Y, bằng một phản ứng trực tiếp có thể điều chế được axit etanoic. 

(6) Y là khí không màu, không mùi, không vị, có tác dụng điều hòa không khí. 

Số mệnh đề đúng khi nói về X và Y là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 29:

Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng nhưng việc sử dụng phân bón hóa học lâu dài cũng làm thay đổi các đặc điểm cơ lý, hóa của đất. Trong các loại phân đạm sau loại nào khi bón ít làm thay đổi môi trường pH của đất nhất?

A. NH4NO3

B. NH4Cl

C. (NH4)2SO4

D. Ure

Câu 30:

Cho các cặp dung dịch sau: 

(1) Na2CO3 và AlCl3

(2) NaNO3 và FeCl2     

(3) HCl và Fe(NO3)2

(4) NaHCO3 và BaCl2

(5) NaHCO3 và NaHSO4 

Khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau thì số trường hợp có xảy ra phản ứng là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 31:

Nhỏ từ từ tới dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3. Mối quan hệ giữa số mol Ba(OH)2 thêm vào và khối lượng kết tủa sinh ra được biểu diễn trên đồ thị sau: 

Nhỏ từ từ tới dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3 (ảnh 1)

Tổng giá trị (x + y) bằng

A. 163,2.

B. 162,3.

C. 132,6.

D. 136,2.

Câu 32:

Cho từ từ 300 ml dung dịch gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M thu được V lít CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch gồm KOH 0,6M và BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

A. 1,0752 lít và 8,274 gam.

B. 0,448 lít và 25,8 gam.

C. 1,0752 lít và 22,254 gam.

D. 1,0752 lít và 19,496 gam.

Câu 33:

Cho 30,24 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỷ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,5.

B. 7,0.

C. 7,5.

D. 8,0