2.4. Xác định liên kết peptit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cấu tạo của chất nào sau đây không chứa liên kết peptit trong phân tử ? 

A. Tơ tằm 

B. Lipit 

C. Mạng nhện 

D. Tóc 

Câu 2:

Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit? 

A. Protein. 

B. Glucozơ. 

C. alanin. 

D. Xenlulozơ. 

Câu 3:

Cho các chất sau: protein; sợi bông; amoni axetat; tơ nilon-6; tơ nitron; tinh bột; tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy có chứa liên kết -CO-NH- là 

A. 4. 

B. 3. 

C. 6. 

D. 5. 

Câu 4:

Trong các chất sau: đipeptit glyxylalanin H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH(1), nilon-6,6 (-NH-[CH2]6-NH-CO- [CH2]4 - CO-)n (2) , tơ lapsan (-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O-)n , chất có liên kết peptit là: 

A. (1) 

B. (1); (2) 

C. (2);(3) 

D. (1);(2);(3) 

Câu 5:

Peptit X tạo bởi n phân tử α–aminoaxit no mạch hở mà phân tử đều có một nhóm cacboxyl và một nhóm amino thì trong phân tử có 

A. n mắt xích, n nguyên tử N và n nguyên tử O. 

B. n-1 mắt xích, n nguyên tử N và n+1 nguyên tử O. 

C. n-1 mắt xích, n nguyên tử N và n nguyên tử O. 

D. n+1 mắt xích, n +1 nguyên tử N và n nguyên tử O. 

Câu 6:

Tripeptit là hợp chất 

A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. 

B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α–amino axit. 

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. 

D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. 

Câu 7:

Câu nào sau đây là đúng: Tripeptit (mạch hở) là hợp chất 

A. mà phân tử có 3 liên kết peptit. 

B. mà phân tử có 3 gốc α-amino axit giống nhau. 

C. mà phân tử có 3 gốc α-amino axit giống nhau liên kết với nhau bởi 2 liên kết peptit. 

D. mà phân tử có 3 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi 2 liên kết peptit. 

Câu 8:

Peptit có tên gọi Glyxylgyxylalanin chứa số liên kết peptit là: 

A. 4. 

B. 2. 

C. 3. 

D. 5. 

Câu 9:

Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là 

A. 4. 

B. 1. 

C. 2. 

D. 3. 

Câu 10:

Peptit Ala-Gly-Val-Ala-Glu có bao nhiêu liên kết peptit? 

A. 4. 

B. 3. 

C. 2. 

D. 5. 

Câu 11:

Trong hợp chất sau có mấy liên kết peptit?

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH

A. 1.

B. 3. 

C. 2. 

D. 4. 

Câu 12:

Số liên kết peptit trong hợp chất pentapeptit là 

A. 3. 

B. 4. 

C. 5. 

D. 6. 

Câu 13:

Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Val-Glu là: 

A. 1. 

B. 4. 

C. 2. 

D. 3. 

Câu 14:

Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là 

A.

B.

C.

D.

Câu 15:

X là: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH. Số liên kết peptit có trong một phân tử X là: 

A.

B.

C.

D.

Câu 16:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là 

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 1.

Câu 17:

Từ hỗn hợp gồm glyxin và alanin tạo ra tối đa bao nhiêu peptit trong phân tử có 2 liên kết peptit ? 

A. 6. 

B. 4. 

C. 5. 

D. 8. 

Câu 18:

Thủy phân hoàn toàn 111 gam peptit X chỉ thu được 133,5 gam alanin duy nhất. Số liên kết peptit trong phân tử X là 

A. 7. 

B. 4. 

C. 6. 

D. 5. 

Câu 19:

Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b-c =3,5x. Số liên kết peptit trong X là: 

A. 10. 

B. 8. 

C. 6. 

D. 9. 

Câu 20:

Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:

H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

 

Khẳng định đúng là 

A. Trong X có 4 liên kết peptit. 

B. Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau. 

C. X là một pentapeptit. 

D. Trong X có 2 liên kết peptit. 

Câu 21:

 Chọn câu sai

 

A. Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit. 

D. Pentapeptit: Tyr-Ala-Gly-Val-Lys (mạch hở) có 5 liên kết peptit.