253 Bài tập Amin, Amino axit, Protein ôn thi Đại học có lời giải (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1) ; etylđimetylamin (2) ; isopropylamin (3).

A. (1), (2), (3)

B. (2), (3),(1).

C. (3), (1), (2).

D. (3), (2), (1).

Câu 2:

Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,05 mol X có khối lượng là 24,97 gam trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thì có 0,3 mol NaOH đã phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanin và axit glutamic, trong đó muối của axit glutamic chiếm 1/9 tổng số mol muối trong Y. Giá trị của m

A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3

B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2

C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3

D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3

Câu 3:

Dung dịch không có phản ứng màu biure là

A. Gly-Ala-Val

B. anbumin (lòng trắng trứng)

C. Gly-Ala-Val-Gly

D. Gly-Val

Câu 4:

Số lượng đồng phân amin bậc II ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 5:

X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 aminoaxit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là

A. 77,60 gam

B. 83,20 gam

C. 87,40 gam

D. 73,40 gam

Câu 6:

Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

A. màu vàng.

B. màu tím

C. màu xanh lam

D. màu đỏ máu

Câu 7:

Chất nào trong các chất sau đây có lực bazơ lớn nhất?

A. Đimetylamin

B. Amoniac

C. Anilin

D. Etylamin

Câu 8:

Cho  0,15  mol  H2NC3H5(COOH)2   (axit  glutamic)  vào  175  ml  dung  dịch  HCl  2M,  thu được dung dịch X. Cho NaOH  dư vào dung dịch X. Sau khi các p.ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,50

B. 0,65

C. 0,70

D. 0,55

Câu 9:

X, Y là hai amin no, hở; trong đó X đơn chức; Y hai chức; Z, T là hai ankan. Đốt cháy hoàn toàn 21,5g hỗn hợp H gồm X, T, Z, T (MZ < MX < MT < MY ; Z chiếm 36% về số mol hỗn hợp) trong oxi dư, thì thu được 31,86g H2O. Lấy cùng lượng H trên thì thấy tác dụng vừa đủ với 170 ml dung dịch HCl 2M. Biết X và T có số mol bằng nhau ; Y và Z có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Tỉ lệ khối lượng của T so với Y có giá trị là

A. 1,051

B. 0,806

C. 0,595

D. 0,967

Câu 10:

Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?

A. Glutamic

B. Anilin

C. Glyxin

D. Lysin

Câu 11:

Trong phân tử Gly-Ala-Val-Phe, amino axit đầu N là:

A. Phe

B. Ala

C. Val

D. Gly

Câu 12:

Để khử mùi tanh của cá gây ra bởi một số amin nên rửa cá với:

A. Nước muối

B. Nước

C. Giấm ăn

D. Cồn

Câu 13:

Có bao nhiêu tripeptit ( mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin

A. 6

B. 9

C. 4

D. 3

Câu 14:

Cho 30,45 gam tripetit mạch hở Gly-Ala-Gly vào dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thấy có m gam NaOH phản ứng trị của m là

A. 24,00

B. 18,00

C. 20,00

D. 22,00

Câu 15:

Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng ?

A. Metyl amin, etylamin, đimetylamin, trimeltylamin là chất khí, dễ tan trong nước

B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc

C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen

D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong dung dịch, H2N – CH2 – COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N-CH2-COO-

B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl

C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị ngọt

D. Hợp chất H2N – CH2 – COOH3N – CH3 là este của glyxin

Câu 17:

Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: FeCl3; CuSO4; Zn(NO3)2; CH3COOH thì số lượng kết tủa thu được là:

A. 1

B. 0

C. 3

D. 2

Câu 18:

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H9N

B. C3H7N

C. C2H7N

D. C4H9N

Câu 19:

Cho hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận dung dịch thu được (m+ 7,9) gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, được Na2CO3 và hỗn hợp B (khí và hơi). Cho B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí bay ra (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong A là:

A. 46,94%.

B. 64,63%

C. 69,05%

D. 44,08%

Câu 20:

Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

A. Anilin

B Phenol

C. Glyxin

D Lysin

Câu 21:

Để trung hoà hoàn toàn 14,7 gam axit glutamic cần vừa đủ 200ml dung dịch KOH xM. Giá trị của x là

A. 1M

B 2M

C. 3M

D 4M

Câu 22:

Khi cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy có kết tủa màu

A. xanh thẫm

B. tím

C. đen

D. vàng

Câu 23:

Đốt cháy 4,56 gam hỗn hợp E chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Mặt khác lấy 4,56 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được lượng muối là

A. 9,67 gam

B. 8,94 gam

C. 8,21 gam

D. 8,82 gam

Câu 24:

Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng?

A. 117

B. 89

C. 97

D. 75

Câu 25:

Hỗn hợp A gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi chất được cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 loại phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 2 : 1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 5,625 gam glyxin và 10,86 gam tyrosin. Giá trị của m là:

A. 14,865 g

B. 13,68 g

C. 15,712 g

D. 12,68 g

Câu 26:

Phân tử khối của anilin là

A. 75

B. 89

C. 93

D. 147

Câu 27:

Đốt cháy hoàn toàn một amin X đơn chức, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam nước. Công thức phân tử của X là:

A. C2H5N

B. C3H5N

C. C2H7N

D. C3H9N

Câu 28:

Protein tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu

A. trắng

B. đỏ

C. vàng

D. tím

Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin no, đơn chức, mạch hở X cần 0,1575 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 2,43 gam nước. Giá trị của m là

A. 2,32

B. 1,77

C. 1,92

D. 2,08

Câu 30:

Hòa tan hết 2,94 gam axit glutamic vào 600 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Cho NaOH vừa đủ vào X thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 7,33

B. 3,82

C. 8,12

D. 6,28

Câu 31:

Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H8O3N2 và C3H10O4N2 đều no, hở tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được 1,568 lít hỗn hợp Y gồm hai chất khí đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm có tỷ khối so với H2 bằng 16,5 và dung dịch Z có chứa m gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10

B. 12

C. 14

D. 8

Câu 32:

Đốt cháy 4,56 gam hỗn hợp E chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Mặt khác lấy 4,56 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được lượng muối là

A. 9,67 gam

B. 8,94 gam

C. 8,21 gam

D. 8,82 gam

Câu 33:

Đun nóng dung dịch chứa 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là

A. 36,32 gam

B. 30,68 gam

C. 35,68 gam

D. 41,44 gam

Câu 34:

Trung hoà 9,0 gam một amin đơn chức Y cần 200 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của Y

A. C4H11N

B. CH5N

C. C3H9N

D. C2H7N

Câu 35:

Phát biểu nào sau đây là sai

A. Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm

B. Các đipeptit hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

C. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao

D. Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng

Câu 36:

Khi cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy có kết tủa màu

A. xanh thẫm

B. tím

C. đen

D. vàng

Câu 37:

Các α–amino axit đều có

A. khả năng làm đổi màu quỳ tím

B. đúng một nhóm amino

C. ít nhất 2 nhóm –COOH

D. ít nhất hai nhóm chức

Câu 38:

Hỗn hợp A gồm một peptit X một peptit Y (mỗi chất được cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO-NH- trong 2 loại phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 2 : 1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 5,625 gam glyxin 10,86 gam tyrosin. Gía trị của m

A. 14,865 gam

B. 14,775 gam

C. 14,665 gam

D. 14,885 gam

Câu 39:

Cho 1,752 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 2,628 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X

A. 4

B. 6

C. 8

D. 2

Câu 40:

Chất X có CTPT C2H7NO2 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Chất X thuộc loại hợp chất nào sau đây?

A. Muối amoni hoặc muối của amin với axit cacboxylic

B. Aminoaxit hoặc muối của amin với axit cacboxylic

C. Aminoaxit hoặc este của aminoaxit

D. Este của aminoaxit hoặc muối amoni

Câu 41:

A là một axit hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật, có nhiều trong các loại rau quả, đặc biệt là chanh, cam, bưởi. Trong công nghiệp thực phẩm, nó được sử dụng như một chất tạo hương, bổ sung vị chua cho thực phẩm và các loại đồ uống, đồng thời còn có tác dụng bảo quản. Về mặt sinh học, A là một tác nhân quan trọng trong chu trình Krebs và có mặt trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Biết A chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và mạch hở, lấy cùng số mol của A cho phản ứng hết với Na2CO3 hay với Na thì thu được số mol CO2 bằng 3/4 số mol H2. Chất A là

A.  axit xitric:HOOCCH2C(OH)(COOH)CH2COOH

B.  axit malic: HOOCCH(OH)CH2COOH

C.  axit lauric: CH3(CH2)10COOH

D.  axit tactaric HOOCCH(OH)CH(OH)COOH

Câu 42:

Trùng ngưng 7,5 gam axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Giá trị của m là

A.  5,56

B.  5,25

C.  4,25

D.  4,56 

Câu 43:

Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y cần vừa đủ 120 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly, Ala và Val (trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam A cần dùng 14,364 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Biết X hơn Y một liên kết peptit, thành phần phần trăm về khối lượng của muối Ala trong Z gần giá trị nào dưới đây nhất?

A.  45%

B.  54%

C.  50%

D.  60%

Câu 44:

Glyxin phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây (điều kiện phản ứng xem như có đủ)?

A. Quỳ tím, HCl, NH3, C2H5OH

B. NaOH, HCl, C2H5OH, H2NCH2COOH

C. Phenolphtalein, HCl, C2H5OH, Na

D. Na, NaOH, Br2, C2H5OH

Câu 45:

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế nitơ bằng cách nhiệt phân amoni nitrit. Khối lượng amoni nitrit cần nhiệt phân để thu được 5,6 lít N2 (đktc) là

A. 8 gam

B. 32 gam

C. 20 gam

D. 16 gam