253 Bài tập Amin, Amino axit, Protein ôn thi Đại học có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Metylamin không phản ứng được với dụng dịch nào sau đây?

A. CH3COOH

B. FeCl3

C. HCl

D. NaOH

Câu 2:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với?

A. nước muối

B. nước

C. giấm ăn

D. cồn

Câu 3:

Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng

A. 117

B. 89

C. 97

D. 75

Câu 4:

Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:

A. 4,24

B. 3,18

C. 5,36

D. 8,04

Câu 5:

Hỗn hợp M gồm Lys–Gly–Ala, Lys–Ala–Lys–Lys–Lys–Gly Ala–Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% về khối lượng. Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m

A. 86,16

B. 90,48

C. 83,28

D. 93,26

Câu 6:

Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,70

B. 0,50

C. 0,65

D. 0,55

Câu 7:

Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200 ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là

A. 49,81%

B. 48,19%

C. 39,84%

D. 38,94%

Câu 8:

Cho X là một peptit mạch hở được tạo thành từ một amino axit Y no, mạch hở, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Khi thủy phân không hoàn toàn m gam X cho kết quả như sau

- Nếu chỉ thu được các tripeptit thì tổng khối lượng của các tripeptit là 56,7 gam.

- Nếu chỉ thu được các đipeptit thì tổng khối lượng của các đipeptit là 59,4 gam.

Vậy khi thủy phân hoàn toàn X thì khối lượng của Y thu được là

A. 62,1 gam

B. 64,8 gam

C. 67,5 gam

D. 70,2 gam

Câu 9:

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Propan-2-amin (isopropyl amin) là một amin bậc hai

B. Tên gọi thông dụng của benzen amin (phenyl amin) là anilin

C. Có bốn đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N

D. Dãy đồng đẳng amin no, đơn chức , mạch hở có công thức CnH2n+3N

Câu 10:

Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin :metyl amin, etyl amin, anlyl amin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 120 ml

B. 160 ml

C. 240 ml

D. 320 ml

Câu 11:

Cho m gam hỗn hợp X gồm một peptit A và một amino axit B (MA>4MB) có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được dung dịch Y chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Biết dung dịch Y phản ứng được với tối đa là 360 ml dung dịch HCl 2M tạo thành dung dịch Z chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. A có 6 liên kết peptit trong phân tử

B. A có chứa 20,29% Nitơ về khối lượng

C. A có 6 gốc amino axit trong phân tử

D. B có chứa 15,73% Nitơ về khối lượng

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Các amin đều có tính bazơ do nguyên tử nitơ có đôi electron ở lớp ngoài cùng chưa tham gia liên kết

B. Thủy phân đến cùng các protein đều thu được các α-amino axit.

C. Trong các dung dịch amino axit đều có cân bằng giữa dạng phân tử với dạng ion lưỡng cực

D. Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polipeptit

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức A, B (nA = 2,5nB) thu được 8,8 gam CO2 và 1,12 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của 2 amin là

A. CH5N và C2H7N

B. C2H7N và C2H7N

C. C2H7N và C3H9N

D. CH5N và C3H9N

Câu 14:

Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 15,1 gam

B. 16,1 gam

C. 17,1 gam

D. 18,1 gam

Câu 15:

Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z, T đều được tạo thành từ các  amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Đun nóng 0,1 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn F thu được 19,61 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2, CO2, và 19,44 gam H2O. Nếu đun nóng 33,18 gam E với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là

A. 53

B. 54

C. 55

D. 56

Câu 16:

Dãy chỉ chứa những amino axit mà dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím là

A. Gly, Ala, Glu

B. Gly, Glu, Lys

C. Gly, Val, Ala

D. Val, Lys, Ala

Câu 17:

cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin đồng đẳng của vinylamin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam H2O. Giá trị của m là

A. 16,7 gam

B. 17,1 gam

C. 16,3 gam

D. 15,9 gam

Câu 18:

Hỗn hợp X gồm 2 chất C2H9N3O5 và C2H7NO2. Đun nóng 39,77 gam X với lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối (trong đó có một muối chứa 27,06% Na về khối lượng) và hỗn hợp khí gồm 2 amin thoát ra có tỷ khối hơi so với H2 là 565/32. Khối lượng muối trong Y (tính theo gam) có giá trị gần nhất với

A. 35

B. 36

C. 37

D. 38

Câu 19:

X, Y là 2 peptit được tạo thành từ các α -amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O, N2. Giá trị của a gần nhất với

A. 2,5

B. 1,5

C. 3,5

D. 3,0

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây luôn đúng với amin

A. Khối lượng phân tử của amin đơn chức luôn là số lẻ

B. Khi đốt cháy amin thu được nH2O>nCO2 thì đó là amin no, đơn chức, mạch hở. 

C. Khi đốt cháy hoàn toàn a mol amin X luôn thu được a/2 mol N2

D. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3

Câu 21:

Mùi tanh của cá thường do một số amin gây ra. Để khử mùi tanh của cá, khi sơ chế, người ta thường rửa cá với

A. Nước

B. Nước vôi trong

C. Cồn

D. Giấm

Câu 22:

Đốt cháy hoàn toàn 5,15 gam chất A cần vừa đủ 5,88 lít O2 thu được 4,05 gam H2O và 5,04 lít hỗn hợp gồm CO2 và N2. Biết rằng, trong phân tử của A có chứa 1 nguyên tử nitơ và các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của A là

A. C4H7O2N

B. C4H9O2N

C. C4H11O2N

D. C3H9O2N

Câu 23:

Chất X có công thức phân tử C8H15O4N và thủy phân trong NaOH theo phản ứngC8H15O4N + dung dịch NaOH dư, t0 → Natri glutamat + CH4O + C2H6O X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 24:

Lấy 15,66 gam amin X no, bậc I, đơn chức, mạch hở trộn với 168 lít không khí (đktc). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn X, hỗn hợp sau phản ứng được đưa về 0oC, 1 atm để ngưng tụ hết hơi nước thì có thể tích là 156,912 lít. Số công thức cấu tạo của X là

A. 7

B. 5

C. 8

D. 6

Câu 25:

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m+15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X là

A. 55,92%

B. 35,37%

C. 30,95%

D. 53,06%

Câu 26:

Policaproamit (nilon-6) có thể điều chế được từ axit ε-aminocaproic hoặc caprolactam. Để có 8,475 kg nilon-6 (với hiệu suất các quá trình điều chế đều là 75%) thì khối lượng của axit ε-aminocaproic cần phải sử dụng nhiều hơn khối lượng caprolactam là

A. 1,80 kg

B. 3,60 kg

C. 1,35 kg

D. 2,40 kg

Câu 27:

Dãy chỉ gồm các amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là

A. Gly, Val, Tyr, Ala

B. Gly, Ala, Glu, Tyr

C. Gly, Val , Lys, Ala

D. Gly, Ala, Glu, Lys

Câu 28:

Chất hữu cơ nào dưới đây thuộc loại hợp chất đa chức?

A. Axit gluconic

B. Axit glutaric

C. Axit glutamic

D. Axit oleic

Câu 29:

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 16,092%. Số đồng phân amin bậc II thỏa mãn điều kiện trên là

A. 8

B. 5

C. 7

D. 6

Câu 30:

Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (ở đktc) có tỷ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 15. Mặt khác, nếu cho 19,3 gam hỗn hợp E tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 27,85

B. 28,45

C. 31,52

D. 25,10

Câu 31:

Đun nóng m gam chất hữu cơ (X) (chứa 3 nguyên tố C, H, O) với 100 ml dung dịch NaOH 2M tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức (Y), (Z) và 15,14 gam hỗn hợp 2 muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic (T). Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Chất hữu cơ (X) có chứa 14 nguyên tử hiđro trong phân tử

B. Ancol (Y) và (Z) là 2 chất hữu cơ đồng đẳng kế tiếp

C. Số nguyên tử cacbon trong axit (T) bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong chất hữu cơ (X)

D. Axit (T) có chứa 2 liên kết π trong phân tử

Câu 32:

Hỗn hợp khí X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và một anken. Đốtcháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X thu được 0,55 mol CO2, 0,925 mol H2O và V lít N2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48

B. 2,80

C. 5,60

D. 2,24

Câu 33:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A . 9,9

B. 4,95

C. 10,782

D. 21,564

Câu 34:

Hỗn hợp X gồm tripeptit, pentapeptit và hexapeptit được tạo thành từ glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 1,5 lít dung dịch Ba(OH)2 1M thì thấy có 8,288 lít một khí trơ duy nhất thoát ra (đktc) đồng thời khối lượng dung dịch tăng 49,948 gam. Giá trị của m gần nhất với

A. 45

B. 48

C. 59

D. 62

Câu 35:

Đun nóng glixerin với axit hữu cơ đơn chức X (xúc tác H2SO4 đặc) thu được hỗn hợp các este trong đó có một este có công thức phân tử là C6HnO6. Giá trị đúng của n là

A. n = 4

B. n = 10

C. n = 6

D. n = 8

Câu 36:

Khi cho 1 mol amino axit X (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2) tác dụng hết với axit HCl thu được 169,5 gam muối. Mặt khác, cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 177 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. C3H7NO2

B. C4H7NO4

C. C4H6N2O2

D. C5H7NO2

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no mạch hở A và 2 mol aminoaxit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X cần 46,368 lít O2 (đktc) thu được 8,064 lít khí N2 (đktc). Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu gam muối?

A. 84,48

B. 84,96

C. 58,68

D. 80,24

Câu 38:

Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin tác dụng với một lượng KOH vừa đủ thì thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, trùng ngưng m gam hỗn hợp X thì thu được nước và a gam hỗn hợp Y gồm các peptit có khối lượng phân tử khác nhau. Biết rằng để đốt cháy hết a gam hỗn hợp peptit Y cần 7,224 lít khí O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với

A. 7,0

B. 8,0

C. 9,0

D. 10,0

Câu 39:

chiều tăDãy gồm các chất được sắp xếp theo ng dần tính bazơ là

A. Amoniac, metyl amin, anilin, điphenyl amin, đimetyl amin

B. Điphenyl amin, anilin, amoniac, metyl amin, đimetyl amin

C. Điphenyl amin, amoniac, anilin, metyl amin, đimetyl amin

D. Điphenyl amin, anilin, amoniac, đimetyl amin, metyl amin

Câu 40:

Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin: metyl amin, etyl amin, anlyl amin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 120 ml

B. 160 ml

C. 240 ml

D. 320 ml

Câu 41:

Cho hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (tạo thành từ Gly, Ala) và este Y (tạo thành từ axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 (đktc). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hớn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn 24,2 gam muối trên cần 20 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly : Ala trong X là

A. 3 : 1

B. 2 : 1

C. 3 : 2

D. 4 : 3

Câu 42:

Thủy phân triglixerit X trong NaOH thu được hỗn hợp natri linoleat và natri panmitat theo tỷ lệ 2 : 1 về số mol. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Mối quan hệ giữa a, b, c là

A. b – c = 3a

B. b – c = 4a

C. b – c = 5a

D. b – c = 6a

Câu 43:

Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. CH5N

B. C2H7N

C. C3H7N

D. C3H5N