253 Bài tập Amin, Amino axit, Protein ôn thi Đại học có lời giải (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được V lít hỗn hợp khí Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít khí thoát ra (đktc). Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận thì khối lượng muối khan thu được là

A. 7,87 gam

B. 7,59 gam

C. 6,75 gam

D. 7,03 gam

Câu 2:

Cho X là peptit được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, có chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong phân tử; Y và Z là 2 axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; T là este tạo bởi Y, Z và etilen glycol. Đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z, T (trong đó số mol của X bằng số mol của T) cần dùng 0,535 mol O2 thu được 6,48 gam nước. Mặt khác, đun nóng 11,76 gam hỗn hợp A trong 160 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần chất rắn đem nung với vôi tôi – xút thì thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối hơi so với He là 8,375. Số liên kết peptit có trong X là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 3:

Ứng dụng nào sau đây của aminoaxit là không đúng?

A. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan

B. Aminoaxit thiên nhiên là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống

C. Muối đinatriglutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính)

D. Các aminoaxit (có nhóm -NH2 ở vị trí số 6, 7, ...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon

Câu 4:

Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Tổng số đồng phân của 3 amin trên là

A. 7

B. 14

C. 28

D. 16

Câu 5:

Tào phớ (còn gọi là phớ, tàu hũ, ...) là một món ăn vặt làm từ đậu tương được ưa thích ở châu Á

Tương tự như đậu phụ, để làm tào phớ, trong cách làm truyền thống, người ta thêm "nước chua" vào dung dịch nước đậu tương đã được nấu chín (đậu tương được xay cùng với nước rồi lọc và đun sôi), khi đó "óc đậu" sẽ bị kết tủa, sau khi trải qua quá trình lọc, ép, ... chế biến, sẽ thu được thành phẩm tương ứng. Gần đây, vì lợi nhuận, nhiều người sản xuất đậu phụ, tào phớ thay vì dùng "nước chua" để làm "óc đậu" lại thay thế bằng thạch cao gây ra nhiều lo ngại về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Đậu tương có hàm lượng đạm cao nhờ có vi khuẩn cố định đạm ký sinh trong nốt sần của rễ cây

B. "Nước chua" được sử dụng trong quá trình làm đậu bản chất là dung dịch axit có pH cao

C. Sự hình thành "óc đậu" có bản chất là sự biến tính và đông tụ của protein dưới tác dụng của axit

D. Để tào phớ thu được rắn chắc và đẹp mắt hơn nên thêm vào quá trình chế biến thật nhiều thạch cao

Câu 6:

Cho hỗn hợp X gồm glucozơ và một tripeptit mạch hở cấu tạo từ một α-amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH trong đó nguyên tố oxi chiếm 32,57% khối lượng hỗn hợp X. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X cần 79,632 lít oxi (đktc) còn nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y gồm m gam amino axit và 2m gam đipeptit mạch hở tương ứng với tripeptit trên thì cần 20,16 lít oxi (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 7,8

B. 6,7

C. 5,8

D. 9,3

Câu 7:

Cho 9,85 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức của hai amin trên là

A. C3H9N và C4H11N

B. CH5N và C2H5N

C. CH5N và C2H7N

D. C2H7Nvà C3H9N

Câu 8:

Anilin có công thức là

A. CH3COOH

B. C6H5NH2

C. CH3OH

D. C6H5OH

Câu 9:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO:mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2(đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2,H2O,N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 15 gam

B. 20 gam

C. 10 gam

D. 13 gam

Câu 10:

Chia m gam hỗn hợp T gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được N2,CO2và 7,02 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin. Cho X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,6M, thu được dung dịch Y chứa 20,66 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 360 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 19,88

B. 24,20

C. 24,92

D. 21,32

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Các amin không độc

B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng

C. Các protein đều dễ tan trong nước

D. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường

Câu 12:

Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng ?

A. 117

B. 97

C. 75

D. 89

Câu 13:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Chất Y là chất nào sau đây?

A. H2N−CH2−CH2−COOH

B. CH3−CH(NH2)−COONa

C. CH3−CH(NH3Cl)−COONa

D. CH3−CH(NH3Cl)−COOH

Câu 14:

Hỗn hợp M gồm hai peptit X và Y, chúng cấu tạo từ một amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử là 5 với tỉ lệ mol nX : nY=1:2. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12 gam glixin và 5,34gam alanin. Giá trị của m

A. 14,46

B. 15,56

C. 16,46

D. 14,36

Câu 15:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?

A. (CH3)3N

B. CH3NHCH3

C. CH3CH2NHCH3

D. CH3NH2

Câu 16:

Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch chưa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 160 ml

B. 320 ml

C. 720 ml

D. 329 ml

Câu 17:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit

C. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit

D. Thủy phân hoàn toàn protein thu được các α amino axit

Câu 18:

Thủy phân hoàn toàn m (g) hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y(đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m+11,42)gam hỗn hợp muối của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96g hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là

A. 64,59%

B. 54,54%

C. 45,98%

D. 55,24%

Câu 19:

Cho 4,5 gram etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C2H5NH3Cl) thu được là

A. 7,65 gam

B. 8,10 gam

C. 8,15 gam

D. 0,85 gam

Câu 20:

Anilin (C6H5NH2 ) có phản ứng với dung dịch:

A. HCl

B. NaCl

C. Na2CO3

D. NaOH

Câu 21:

Thủy phân tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp các α-amino axit (no, mạch hở, phân tử đều chứa 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng CuO dư, đun nóng thấy khối lượng CuO giảm 3,84 gam. Cho hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng vào dung dịch NaOH đặc, dư thấy thoát ra 448 ml khí N2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được muối có khối lượng là:

A. 4,74

B. 4,84

C. 4,52

D. 5,12

Câu 22:

Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) (CH3)2NH, (4) C6H5NH2, (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là

A. 5< 4< 1< 2< 3

B. 1< 4< 5< 2< 3

C. 4< 5< 1< 2< 3

D. 1< 5< 2< 3< 4

Câu 23:

Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin?

A. 5

B. 4

C. 7

D. 6

Câu 24:

chọn nhận xét sai

A. Hợp chất amin thơm C7H9N có 5 đồng phân cấu tạo

B. Phenol và anilin đều tác dụng với: dd brom, dung dịch NaOH

C. Amino axit C3H7O2N không làm đổi màu giấy quỳ tím.

D. Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí ở điều kiện thường

Câu 25:

Cho 100 ml dung dịch α-amino axit nồng độ 1M tác dụng vừa đủ với 100 g dung dịch gồm NaOH 2% và KOH 2,8 % thu được 11,9g muối . Công thức của X là

A. H2NCH(CH3)COOH

B. CH3CH2CH(NH2)COOH

C. H2NCH2CH2COOH

D. (NH2)2C4H7COOH

Câu 26:

Hỗn hợp M gồm : Peptit X và pepit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng như peptit Y được Glyxin và Valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M chứa X,Y có tỷ lệ mol tương ứng là 1:3 cần dùng vừa đủ 63,36 gam O2 .  Sản phẩm cháy thu được gồm có 4,928 lít khí N2 và 92,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O (biết các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 20

B. 51

C. 18

D.  60

Câu 27:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba ?

A. CH3−NH2

B. (CH3)3N

C. C2H5−NH2

D. CH2−NH−C2H5

Câu 28:

Cho 0,11 mol glyxin tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 10,67

B. 14,19

C. 12,56

D. 12,21

Câu 29:

Đốt cháy 2,28 gam hỗn hợp A chứa metylamin, đietylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Mặt khác lấy 6,84 gam A tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được lượng muối là

A. 9,03 gam

B. 10,42 gam

C. 12, 04 gam

D. 13,41 gam

Câu 30:

A là hỗn hợp chứa a mol (glyxin và valin) và B là hỗn hợp chứa b mol 2 amin no đơn chức, mạch hở. Trộn A và B thu được hỗn hợp lỏng D. Đốt cháy D, cần vừa đủ 8,232 lít khí O2, thu được hỗn hợp các sản phẩm cháy E. Dẫn E bình P2O5 dư thấy khối lượng bình tăng 6,03 gam, đồng thời thoát ra 6,832 lít khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của a là

A. 0,015 mol

B. 0,045 mol

C. 0,03 mol

D. 0,06 mol

Câu 31:

Để lâu anilin trong không khí, nó dần dần ngả sang màu nâu đen, do anilin

A. tác dụng với oxi không khí

B. tác dụng với H2S trong không khí, sinh ra muối sunfua có màu đen

C. tác dụng với khí cacbonic

D. tác dụng với nitơ không khí và hơi nước

Câu 32:

Cho các chất: CH3NH2,CH3NHCH3,C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạch nhất trong dãy trên là

A. C6H5NH2

B. CH3NHCH3

C. NH3

D. CH3NH2

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2 , chỉ thu được N2 ; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O . Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 300 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là

A. 10 và 33,75

B. 9 và 33,75

C. 9 và 29,75

D. 10 và 29,75

Câu 34:

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên, để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu thì người ta không dùng chất nào sau đây?

A. Khế

B. Muối

C. Giấm

D. Mẻ

Câu 35:

Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và −NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO:mN=16:7. Để tác dụng vừa đủ với 5,18 gam hỗn hợp X cần vừa đúng 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 5,18 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 0,5 M rồi cô cạn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 13,84

B. 7,10

C. 14,20

D. 6,56

Câu 36:

Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N ) và Y (CxNtO5N2 ), trong đó X không chứa chức este, Y là muối củaα - amino axit no vớ axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa dủ với 100ml dung dịch NaOH 1,2M. Đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc 3 thể khí điều kiện thường. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị m và a lần lượt là

A. 9,87 và 0,03

B. 9,84 và 0,03

C. 9,84 và 0,06

D. 9,87 và 0,06

Câu 37:

A là hỗn hợp chứa a mol (glyxin và valin) và B là hỗn hợp chứa b mol 2 amin no đơn chức, mạch hở. Trộn A và B thu được hỗn hợp lỏng D. Đốt cháy D, cần vừa đủ 8,232 lít khí O2, thu được hỗn hợp các sản phẩm cháy E. Dẫn E bình P2O5 dư thấy khối lượng bình tăng 6,03 gam, đồng thời thoát ra 6,832 lít khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của a là

A. 0,015 mol

B. 0,045 mol

C. 0,03 mol

D. 0,06 mol

Câu 38:

Chất nào là amin?

(1) CH3−NH2;

(2) CH3−NH−CH2−CH3;

(3) CH3−NH−CO−CH3;

(4) NH2−(CH3)2−NH2;

(5) (CH3)2NC6H5;

(6) NH2−CO−NH2;

(7) CH3−CO−NH2 ;

(8) CH3−C6H4−NH2

A. 3, 6, 7

B. 1, 2, 4, 5, 8

C. 1, 2, 5

D. 1, 5, 8

Câu 39:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 peptit X, Y và Z có tỷ lệ mol tương ứng là 1:1:3 trong môi trường axit (tổng số liên kết pepeti cu 3 phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp B, chứa 4,68 gam Valin; 0,89 gam Alanin và 1,5 gam Glyxin. Giá trị của m là

A. 5,81

B. 6,53

C. 6,89

D. 6,17

Câu 40:

9,3 gam 1 ankyl amin cho tác dụng với FeCl3 thu được 10,7 gam kết tuả. CTCT của amin là

A. C3H7NH2

B. CH3NH2

C. C2H5NH2

D. C4H9NH2