260 Bài tập Amin, Amino axit, Protein ôn thi THPT Quốc gia có lời giải (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các phát biểu sau:

(1) Glucozơ không tham gia phản ứng công hiđro ( xúc tác Ni, đun nóng).

(2) Metyl amin làm quỳ tím ẩm đổi sang màu xanh.

(3) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.

(4) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng.

Các phát biểu đúng là

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (3), (4).

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α – amino axit (chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) có (n-1) liên kết peptit.

B. Trong phân tử các α – amino axit chỉ có 1 nhóm amino.

C. Tất cả các peptit đều ít tan trong nước.

D. Tất cả các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím

Câu 3:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α – amino axit Z (chất Z có cấu tạo mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của phù hợp của X là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 70.

B. 60.

C. 40.

D. 50.

Câu 5:

Este X tạo bởi một α – aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N, hai chất Y và Z là hai peptit mạch hở, tổng số liên kết peptit của hai phân tử Y và Z là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối (của glyxin và alanin) và 13,8 gam ancol. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối ở trên cần dùng vừa đủ 2,22 mol O2, sau phản ứng thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp E là

A. 46,05%.

B. 8,35%.

C. 50,39%.

D. 7,23%

Câu 6:

Dung dịch amin nào sau đây không đổi màu quỳ tím sang xanh?

A. Benzylamin.

B. Metylamin.

C. Anilin.

D. Đimetylamin.

Câu 7:

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Ala-Ala và Gly-Gly-Ala. Công thức cấu tạo của X là

A. Ala-Ala-Ala-Gly-Gly.

B. Gly-Gly-Ala-Ala-Gly.

C. Ala-Gly-Gly-Ala-Ala-Ala.

D. Ala-Gly-Gly-Ala-Ala.

Câu 8:

Cho 15 gam glyxin vào dung dịch HCl, thu đuợc dung dịch X chứa 29,6 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dung V lít dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 0,4

B. 0,2

C. 0,6

D. 0,3

Câu 9:

Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở. Thủ phân hoàn toàn 0,05 mol X có khối lượng 24,97 gam trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thì có 0,3 mol NaOH đã phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanine và axit glutamic, trong đó muối của axit glutamic chiếm 1/9 tổng số mol muối trong Y. Giá trị của m là

A. 38,24

B. 35,25

C. 35,53

D. 34,85

Câu 10:

Hỗn hợp E gồm amin X, amino axit Y và peptit z mạch hở tạo từ Y; trong đó X và Y đều là các hợp chất no, mạch hở. Cứ 4 mol E tác dụng vừa đủ với 15 mol HCl hoặc 14 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 4 mol E, thu được 40 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá tri của x và y là

A. 37,5 và 7,5

B. 38,5 và 7,5

C. 40,5 và 8,5

D. 39,0 và 7,5

Câu 11:

Hỗn hợp E gồm chất X(C2H7O3N) và chất Y(C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là muối của axit cacbonxylic hai chức. Cho 34,2 gam X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M (phản ứng vừa đủ), thu được khí Z duy nhất (Z chứa C, H, N và làm quỳ tím ẩm) và dung dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là

A. 36,7

B. 35,1

C. 34,2

D. 32,8

Câu 12:

Đimetylamin có công thức là

A. (CH3)2NH.

B. (CH3)3N.

C. C2H5NH2.

D. CH3CH2CH2NH2.

Câu 13:

Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?

A. glyxin, alanin, lysin.

B. glyxin, valin, axit glutamic.

C. alanin, axit glutamic, valin.

D. glyxin, lysin, axit glutamic.

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp X gồm các amin no, hở thu được 17,6 gam CO2 và 12,15 gam H2O. Nếu cho 19,3 gam X tác dụng với HCl dư được m gam muối. Xác định m?

A. 37,550 gam

B. 28,425 gam

C. 18,775 gam

D. 39,375 gam

Câu 15:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3), biết X là hợp chất hữu cơ đa chức. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 5, X và Y đều tạo khí làm xanh quỳ tím ẩm) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 5,92.

B. 4,68.

C. 2,26.

D. 3,46.

Câu 16:

Cho các nhận định sau:

(1) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.

(2) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.

(3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.

(4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và là cơ sở tạo nên protein.

(5) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen.

(6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao, đồng thời bị phân hủy.

Số nhận định đúng là

A. 5.

B. 4.

C. 6.

D. 3.

Câu 17:

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là

A. 35,37%.

B. 58,92%.

C. 46,94%.

D. 50,92%.

Câu 18:

Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là

A. 4,64%.

B. 6,97%.

C. 9,29%.

D. 13,93%.

Câu 19:

Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là

A. glyxin.

B. alanin.

C. valin.

D. lysin.

Câu 20:

Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là

A. 1.

B. 2.

C. 3

D. 4.

Câu 21:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

A. (CH3)3N.

B. CH3CH2NHCH3.

C. CH3NHCH3.

D. CH3NH2.

Câu 22:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan tốt trong nước.

C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Câu 23:

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. dung dịch NaOH.

B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

C. dung dịch NaCl.

D. dung dịch HCl.

Câu 24:

Cho m gam alanin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu đuợc dung dịch X, để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 0,35 mol HCl. Giá trị của m là

A. 48,95.

B. 13,35.

C. 17,80.

D. 31,15.

Câu 25:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím.

Quỳ tím chuyển màu hồng.

Y

Dung dịch iot.

Hợp chất màu xanh tím.

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

Kết tủa Ag trắng.

T

Nước brom.

Kết tủa trắng.

 

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. anilin, tinh bột, axit glutamic, glucozơ.

B. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.

C. anilin, axit glutamic, tinh bột, glucozơ.

D. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

Câu 26:

Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là

A. 6,97%.

B. 13,93%.

C. 4,64%.

D. 9,29%.

Câu 27:

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. CH3COOC2H5.

B. H2NCH2COOH.

C. HCOONH4.

D. C2H5NH2.

Câu 28:

Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 29:

Công thức của alanin là

A. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH.

B. HOOC-CH(NH2)CH2-COOH.

C. H2N-CH(CH3)COOH.

D. H2N-CH2-COOH.

Câu 30:

Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh?

A. Anilin.

B. Glyxin.

C. Metylamin.

D. Alanin.

Câu 31:

Trong các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là

A. NH3

B. CH3NH2.

C. C6H5NH2.

D. CH3NHCH3.

Câu 32:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glucozo còn có tên gọi khác là đường nho.

B. H2NCH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường.

C. Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.

D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

Câu 33:

Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 13,56 gam muối. Giá trị của m là

A. 10,68.

B. 10,45.

C. 9,00.

D. 13,56.

Câu 34:

Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3NCH2COOH; 0,02 mol CH3CH(NH2)COOH và 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 15,225.

B. 13,775.

C. 11,215.

D. 16,335.

Câu 35:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là

A. 0,07.

B. 0,08.

C. 0,06.

D. 0,09.

Câu 36:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin.

B. Etyl amin.

C. Anilin.

D. Glucozo.

Câu 37:

Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với nước brom?

A. Metylamin.

B. Etylamin.

C. Alanin.

D. Anilin.

Câu 38:

Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.

B. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện chất màu vàng.

C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.

D. Phân tử các protein đơn giản gồm chuỗi các polipeptit tạo nên

Câu 39:

Cho 24,36 gam Gly-Ala-Gly phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được khối lượng muối natri của alanin là

A. 38,28 gam.

B. 26,64 gam.

C. 13,32 gam.

D. 11,64 gam.

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, mạch hở (chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc), thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 7,115.

B. 6,246.

C. 8,195.

D. 9,876.